Ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện khả năng ăn uống sau này. Tuy nhiên, những gia đình có con lần đầu vẫn còn bỡ ngỡ không biết khi nào nên cho bé ăn dặm, thực đơn ăn dặm như thế nào là tốt nhất, món gì trẻ ăn được, món gì trẻ không ăn được… Vậy giai đoạn này cần cho bé ăn những loại thực phẩm nào? Nấu đồ ăn dặm cho trẻ có cần nêm muối không?
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ; tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ; nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…
Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.
Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.
Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh
Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.
Nấu đồ ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi có thực sự cần cho muối?
Việc cho muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé; do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt. Việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên; ảnh hưởng đến chức năng thận; gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này dễ làm tổn thương não bộ.
Khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho muối. Bởi thực tế trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt gà, rau tươi;… đều đã cung cấp đủ natri cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Ở Việt Nam, ngày 16/6/2016, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việ`t nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, theo đó, nhu cầu về Natri/muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị như sau:
Nhóm tuổi | Natri (mg/ngày) | Muối (g/ngày) |
---|---|---|
0 – 5 tháng | 100 | 0,3 |
6 – 11 tháng | 600 | 1,5 |
1 – 2 tuổi | < 900 | 2.3 |
Gọi 098 558 3282 để được tư vấn
Một số lưu ý khác cho mẹ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ
Chế biến đồ ăn dặm bổ sung muối cho trẻ 1 -2 tuổi chỉ nên cho rất ít, nếu tính cả lượng muối trong nước mắm, bột canh, thực phẩm thì chỉ khống chế trong khoảng 2,3 gram/ngày
Khi mẹ nếm đồ ăn dặm của trẻ thấy vừa miệng của mình có nghĩa là sẽ mặn hơn so với trẻ. Vì vậy, mẹ nêm lượng mắm, muối vừa phải, ăn thấy nhạt một chút là vừa cho trẻ.
Có thể cho phô mai vào bát đồ ăn dặm của trẻ thay thế cho nước mắm hoặc muối. Nên cho phomai vào sau khi cho dầu ăn, như vậy, đồ ăn của trẻ cũng sẽ thơm, ngon, ngậy và không quá nhạt.
Giải pháp khi trẻ biếng ăn giai đoạn bắt đầu ăn dặm
Hầu hết các bé khi bắt đầu ăn dặm do hệ tiêu hóa còn yếu kém cả về cấu tạo và chức năng. Chính vì vậy dễ bị tổn thương bởi các tác động từ môi trường, thức ăn, thuốc, tâm lý… Chính từ những tác động đó mà bé biếng ăn, kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa.
Trường hợp trẻ biếng ăn, gầy gò và chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng trang lứa; bạn đã dùng mọi biện pháp trẻ vẫn không chịu ăn uống; hãy tăng cường chức năng tiêu hóa cho con bằng phức hợp Enzyme, Lactium, Kẽm; kích thích vị giác bằng nhóm chất Tinh chất men bia tươi, Lysine, Vitamin B1 . Đây đều là những thành phần quan trọng giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh; giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng hấp thu – chuyển hóa dinh dưỡng một cách tối ưu.
Siro Ăn ngủ ngon Truekidz không chỉ có tác dụng giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ tốt ngay từ những ngày đầu sử dụng mà còn có tác dụng bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện và lâu dài của trẻ.
Các bậc phụ huynh nên bổ sung dưỡng chất giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý cho bé dùng Men tiêu hóa Truekidz khi bé có các biểu hiện tiêu chảy, đau bụng,… kịp thời để tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa được giải quyết triệt để.
Gọi 098 558 3282 để được tư vấn
ăn dặm cho trẻ, ăn dặm cho trẻ, ăn dặm cho trẻ