Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh; đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Để hạn chế việc trẻ ốm phải nhập viện chúng ta đặc biệt phải tăng sức đề kháng cho trẻ. Ở trẻ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là lúc các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, môi trường ô nhiễm… dễ tấn công và gây bệnh, vì thế trẻ rất hay bị ốm.
Theo thống kê trung bình một năm 12 tháng thì mỗi trẻ thường ốm khoảng 10 -12 lần. Năm nào cũng vậy vào mùa nắng nóng tỷ lệ trẻ ốm phải nhập viện tăng vọt. Tại các bệnh viện lớn như: Viện nhi trung ương (Hà Nội), bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh ) hàng ngày có tới hơn ba nghìn trẻ em tới khám bệnh, mang theo bao nỗi khó khăn vất vả cho các bậc cha mẹ …
Để hạn chế việc trẻ ốm phải nhập viện chúng ta đặc biệt phải nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đây là biện pháp hữu hiệu, an toàn và kinh tế nhất, đúng với câu “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”; để không phải “có bệnh thì vái tứ phương” như ông cha ta đã dạy.
Có nhiều biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ; sau đây là một số phương pháp thông dụng và hiệu quả giúp rất nhiều cho hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời.
1 – Giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn
“Ăn được ngủ được là tiên”. Khi trẻ ngủ sâu giấc chính là lúc não bộ cũng như hệ miễn dịch phát triển tốt hơn; khi thức giấc trẻ sẽ vui vẻ hơn, ăn tốt hơn. Bên cạnh đó lúc ngủ thể lực của trẻ sẽ phục hồi, chiều cao có thể tăng 1 /2 mm trong những tháng đầu tiên.
Các gia đình nên tập cho trẻ có một thói quen ngủ và thức giấc cùng với nếp sinh hoạt chung của cả gia đình. Vào buổi chiều và tối nên cho trẻ ăn nhiều hơn; tránh trẻ đói về đêm làm trẻ thức giấc. Trẻ hoạt động quá nhiều vào buổi tối thì lúc ngủ trẻ hay bị mơ và giật mình. Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ.
2 – Lựa chọn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Có rất nhiều thực phẩm giàu sinh tố. Các loại hoa quả như : cam, xoài, lê , đu đủ… và rau củ (cà rốt, bí đỏ, súp lơ; cà chua, các loại đậu…). Kết hợp với thịt, cá và trứng sẽ bổ sung thêm các vitamin A, E, B9, B6, B12, Kẽm, selen… Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ em. Nên cho trẻ ăn thêm sữa chua vì lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp bé cân bằng lượng axit trong dạ dày; thúc đẩy hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn.
3 – Massage cho trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch
Các nghiên cứu cho thấy những trẻ được cha mẹ mát-xa thường xuyên sẽ ít mắc bệnh và ít khóc hơn. Ngoài tác dụng thư giãn, mát-xa còn giúp cải thiện hệ tuần hoàn, kích thích hệ miễn dịch; luân chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể nhằm loại bỏ những độc tố gây hại.
4- Phòng ngừa nhiễm khuẩn
Vi khuẩn tồn tại khắp nơi trong môi trường sống của chúng ta. Do đó, chúng ta cần phải phòng bệnh cho trẻ từng ngày. Giữ vệ sinh môi trường và đồ chơi xung quanh trẻ. Khi có dự báo thời tiết xấu hoặc lúc chuyển mùa nên chú ý chăm sóc cho trẻ; đặc biệt vùng cổ -họng là vùng trẻ hay mắc bệnh nhất.
Thường xuyên tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như: uốn ván, tả, lao, viêm não nhật bản, sởi… theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
5 – Cho trẻ vận động trong môi trường an toàn
Theo giáo sư David Nieman, trường Đại học Appalachian của Mỹ trẻ vận động mỗi ngày sẽ giúp trẻ tích lũy và tăng các đáp ứng miễn dịch. Khi vận động các tế bào miễn dịch sẽ di chuyển nhanh hơn, khả năng đối kháng của các tế bào miễn dịch với vi trùng cũng tăng. Sau khi vận động hệ miễn dịch sẽ phục hồi sau khoảng 02 giờ.
Khi được vui chơi thỏa thích, bé được thư giãn, các bạn sẽ nhận thấy bé vui vẻ hơn, đó là yếu tố quan trọng giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh mỗi ngày.
6 – Chủ động bổ sung các vi chất giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật
Có rất nhiều các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, và một số acid amin quan trọng cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ như Lysin, Taurin… sẽ biến mất khi đun nóng thức ăn ở nhiệt độ cao. Do đó rất nhiều trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng mặc dù ăn uống của trẻ vẫn bình thường.
tăng sức đề kháng cho trẻ. tăng sức đề kháng cho trẻ. tăng sức đề kháng cho trẻ. tăng sức đề kháng cho trẻ.