Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp (như viêm tiểu phế quản) thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Hầu hết trẻ em đều có khả năng nhiễm loại virus  này ở độ tuổi từ 2-3 tuổi trong mùa dịch RSV là từ tháng 11 đến tháng 4, khi virus hoạt động mạnh nhất. Nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV là nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp (như viêm tiểu phế quản) thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan mạnh

Đường lây truyền của bệnh nhiễm virus hợp bào hô hấp

– Dịch tiết mũi, họng của người bệnh

– Những mô hở, bề mặt hở, quần áo và đồ chơi của người bệnh

– Tay của người bệnh chưa được rửa sạch

RSV có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật cứng tới hơn 6 tiếng. Nó cũng có thể sống trên quần áo và trên bàn tay cho tới 1 giờ. Một người sau khi bị nhiễm virus có thể mất từ 2-8 ngày mới biểu hiện triệu chứng.

BỆNH NHIỄM VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP và cách điều trị

Triệu chứng của bệnh nhiễm virus hợp bào hô hấp

RSV bắt đầu bằng sốt nhẹ, chảy nước mũi, và đau họng, ho nhẹ, nghẹt mũi và viêm tai. Dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm thở khò khè, khó thở và khó ăn, uống hoặc ngủ.

Ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, hoặc hệ thống miễn dịch bị tổn hại, RSV có thể gây ra các biến chứng hô hấp nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản.

Ở người lớn khỏe mạnh và trẻ lớn hơn, RSV thường chỉ gây ra cảm lạnh nhẹ. Sau 3-5 ngày các triệu chứng có thể tồi tệ hơn khi virus lây lan đến phổi. Các triệu chứng này bao gồm khó thở, thở nhanh, thở khò khè và ho mạnh. RSV cũng có thể gây viêm thanh quản cấp tính và viêm phổi.

Điều trị bệnh nhiễm virus hợp bào hô hấp

Khi trẻ đã bị nhiễm bệnh do virus RSV, biện pháp điều trị chủ yếu là giảm nhẹ các triệu chứng. Lưu ý không sử dụng kháng sinh vì kháng sinh không hề có tác dụng gì đối với virus.

Hiện chưa có vaccin phòng bệnh cho cộng đồng. Tuy nhiên một loại thuốc có thể giúp phòng trường hợp nhiễm RSV trở nên nghiêm trọng hơn và có thể được sử dụng cho đối tượng trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị nhiễm RSV (nếu được chỉ định của bác sỹ) đó là palivizumab (biệt dược là Synagis). Trường hợp này gọi là dự phòng RSV.

Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm bắp, thuốc này không ảnh hưởng gì đến các loại vaccine khác mà trẻ sử dụng. Cơ chế hoạt động của thuốc là  làm tăng lượng kháng thể chống lại virus RSV, làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một liều palivizumab có tác dụng kéo dài khoảng 30 ngày. Như vậy, mỗi tháng trẻ sẽ cần tiêm một mũi thuốc cho tới hết mùa dịch. Nếu bạn bỏ qua mũi tiêm tiếp theo, trẻ sẽ không được bảo vệ khỏi virus và có thể bị nhiễm bệnh.

BỆNH NHIỄM VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP và cách điều trị

Các tác dụng phụ tương đối hiếm gặp

Tác dụng phụ phổ biến nhất của palivizumab đó là sốt, phát ban, tấy đỏ tại vị trí tiêm. Các phản ứng dị ứng nặng hiếm khi xảy ra. Hãy hỏi bác sỹ để biết được các thông tin khác về thuốc.

Phòng bệnh nhiễm virus hợp bào hô hấp

– Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hay sử dụng dung dịch tiệt khuẩn có chứa cồn trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.

– Che miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy và vứt vào thùng giác kín sau khi sử dụng.

– Tránh hôn hay tiếp xúc gần với trẻ khi bạn không được khỏe.

– Không tiếp xúc với trẻ sinh non đang được chăm sóc trong bệnh viện nếu bạn bị ho, hắt hơi, sổ mũi hay sốt.

– Hạn chế cho trẻ lại gần các đám đông và những người đang có những triệu chứng kể trên, đặc biệt trong mùa dịch RSV.

– Làm sạch các bề mặt mà mọi thành viên thường tiếp xúc trong nhà, tiến hành thường xuyên hơn trong mùa dịch.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *