Nhiều trẻ mới 4, 5 tháng đã được bố mẹ cho ăn dặm dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, không tăng cân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng là thời điểm ăn dặm tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa vì ăn dặm sớm
Chuyện nhà chị Hương (Hoàng Văn Thái, Hà Nội)
Bé Nguyễn Chí Hải (trú tại Hoàng Văn Thái, Hà Nội) được mẹ đưa đến khám dinh dưỡng; với triệu chứng tiêu chảy nhiều ngày không khỏi, không tăng cân. Chị Hương mẹ của bé Hải cho biết con trai chị khi sinh ra đã được 3,8 kg. Bé ăn rất tốt nhưng khoảng hơn 1 tháng nay chị Hương thấy con lười ăn nên chị sốt ruột cho con ăn dặm sớm.
Một tuần đầu bé ăn bột dặm ngọt pha sẵn rất tốt; nhưng đến ngày thứ 8, thứ 9 bé bỏ ăn nên chị chuyển qua ăn dặm bột mặn. Chị Hương lấy rau xanh và ít thịt xay thật nhỏ để nấu bột cho bé ăn. Thấy bé có vẻ thích ăn nên chị cho ăn nhiều hơn.
Được 5 ngày, bé bắt đầu có biểu hiện tiêu chảy, đi nhiều lần/ngày. Ông bà cho rằng cháu đi tướt mọc răng nên cứ để như thế. Đến cả tuần cháu bé vẫn tiêu chảy, xì xoẹt; chị Hương ra mua men tiêu hóa cho cháu uống nhưng không đỡ.
Bé bỏ ăn và kèm theo hiện tượng sốt nhẹ. Chị Hương mới đưa con đi khám bác sĩ cho biết cháu bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn. Sau 3 ngày nằm viện, chị Hương và gia đình nóng như ngồi trên đống lửa. Bác sĩ cho rằng cháu bị ảnh hưởng đường ruột do ăn dặm sớm khi chưa được 5 tháng.
Một trường hợp khác…
Trường hợp của bé Trương Mỹ An trú tại khu đô thị Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội; đến khám dinh dưỡng tại viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng thế. Bé Mỹ An rất lười ăn và hay bị tiêu chảy. Bố mẹ cho biết cháu được ăn dặm rất sớm vì mẹ thiếu sữa; cháu lại không chịu uống sữa ngoài. Sợ con đói nên chị bổ sung thêm cho con bằng thực phẩm ăn dặm chế biến sẵn vị thịt, tôm và đủ các loại.
Tuy nhiên, bé An ăn rất tốt chỉ được vài hôm rồi sau đó bé lại rất lười ăn. Dù đã được 9 tháng nhưng bé An chỉ nặng 7,8 kg. Bố mẹ của bé khá sốt ruột với cân nặng của con. Bé cứ ăn các chất lạ là hôm sau bé bị tiêu chảy, đi phân lỏng 2 – 3 lần/ngày. Bố mẹ của bé An rất ân hận vì có thể cháu còi, hấp thụ kém vì họ đã cho cháu ăn dặm quá sớm.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa vì vừa ăn vừa xem ti vi
Cái lợi trước mắt của việc vừa cho trẻ ăn vừa xem tivi, ca nhạc là bé ngồi yên không nghịch ngợm, lại ăn được nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ đều không ý thức được hậu quả của việc này; sẽ làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Cuộc khảo sát cho thấy khả năng trẻ ăn ít nhất 2 loại quả hoặc 3 loại rau mỗi ngày sẽ tăng khi cùng gia đình ăn bữa tối. Tuy nhiên, cả lượng và chất từ các thực phẩm giá trị này sẽ giảm khi bố mẹ cho bé vừa ăn vừa xem tivi.
Một thực tế nữa là nhiều bà mẹ không chú trọng đến cách cho con ăn; mà chỉ quan tâm con ăn được bao nhiêu. Vì thế mới có chuyện tìm mọi cách để con ăn hết khẩu phần ăn đã định sẵn bằng cách bế trẻ đi dong, cho xem tivi hay ca nhạc. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ đều không ý thức được hậu quả của việc này; gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ không nên coi việc cho con xem quảng cáo hay nghe ca nhạc khi ăn là một phương tiện, một công cụ kích thích trẻ ăn. Tạo một không khí đầm ấm, vui vẻ cho bữa ăn là vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách. Muốn bé ăn, mẹ nên vừa cho ăn vừa phải nựng, nói chuyện với trẻ. Như thế vừa giúp cho sự phát triển ngôn ngữ của bé, vừa giúp bé có thể cảm nhận được sự yêu thương của mẹ.
Sử dụng Vitamin E liều cao khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Vitamin E rất cần thiết cho cơ thể, nhưng khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gây chóng mặt, nứt lưỡi hoặc viêm thanh quản, buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Vitamin E chủ yếu có trong dầu thực vật như dầu lạc, dầu ôliu. Trên thị trường, các dạng bào chế vitamin có nhiều loại, chủ yếu là các viên nang mềm hoặc đơn chất (chỉ có mình vitamin E) hoặc phối hợp với nhiều vitamin khác như vitamin A hoặc vitamin C để dùng làm thuốc chống oxy hóa.
Bên cạnh đó, vitamin E tham gia chuyển hóa axit nucleic; tạo các mô liên kết bảo vệ hệ thống tuần hoàn; bảo vệ tính nguyên vẹn của màng tế bào, đặc biệt là tế bào hồng cầu. Vitamin này cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục của cả nam và nữ.
Vitamin E cũng làm giảm nhẹ các triệu chứng chuột rút; đau các bắp cơ hoặc đau bụng khi hành kinh ở các em gái tuổi vị thành niên. Các em gái nếu được dùng vitamin E ngay từ đầu của kỳ kinh sẽ giảm được 36% đau khi hành kinh.
Là những bậc cha mẹ thông thái, hãy bổ sung dưỡng chất hợp lý cho con
Để bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho con, cha mẹ nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ, việc bổ sung dưỡng chất cũng cần phải hợp lý và khoa học thì con mới có thể hấp thụ tối đa để phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung men tiêu hóa để con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Cốm Men tiêu hóa bổ sung 5 lợi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa kết hợp 2 men tiêu hóa Enzym và MDP Immune giúp tăng cường hệ men đường tiêu hóa giúp tăng sức đề kháng, tăng hấp thu các khoáng chất, giúp tiêu hóa nhanh, tốt giúp thức ăn không bị lên men; trẻ không bị đầy hơi, từ đó hỗ trợ đầy lùi sự phát triển của vi khuẩn có hại; đồng thời tác động vào hệ tiêu hóa giúp sản sinh ra enzym tiêu hóa. Không những thế, sản phẩm còn bổ sung enzym pepsin có vai trò là men tiêu hoá protid ở dạ dày giúp hệ tiêu hóa phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng nhỏ mà cơ thể dễ dàng hấp thu.
Với vai trò quan trọng ấy, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, nhẹ cân, chậm tăng cân, kém hấp thu,… mẹ cần bổ sung phức hợp men tiêu hóa kịp thời cho con.
Gọi 098 558 3282 để được tư vấn