Bệnh viêm phế quản ở trẻ em giai đoạn đầu thường bị các bậc cha mẹ chẩn đoán nhầm với các bệnh hô hấp khác như ho, viêm họng… do đó trẻ không được điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng nặng hơn là sốt cao và ho liên tục, dữ dội. Thường cha mẹ đưa trẻ đi bác sĩ lúc đó bệnh đã diễn tiến nặng.
Biểu hiện của viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang do vi rút gây nên; thì rất có thể chính các loại vi rút gây bệnh này lại là “thủ phạm” gây bệnh. Chứng viêm phế quản nếu không được nhanh chóng điều trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.
Ban đầu có thể bé chỉ có biểu hiện của chứng bệnh cảm lạnh như đau họng, mệt mỏi; sổ mũi, sốt nóng, sốt lạnh. Sau đó nếu không được điều trị dứt điểm bé sẽ bị ho; xuất hiện đờm trong cổ họng, nặng hơn có thể là nôn mửa trong khi ho. Ngoài ra, bé cũng có thể phải chịu đựng cảm giác đau ngực; khó thở, thở khò khè.
Cách phát hiện bé bị viêm phế quản phổi ở trẻ
Bé ho khan liên tục, sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn, khó thở, cánh mũi phập phồng, co rút lồng ngực;… thì cần nghĩ đến bệnh viêm phế quản phổi và đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phế quản phổi không đặc trưng; hay bị nhầm sang các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác. Đa phần viêm phế quản phổi được phát hiện vào giai đoạn bệnh đã toàn phát nên điều trị khá vất vả.
Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong; với tỷ lệ chiếm 75% trong các bệnh hô hấp cấp tính và chiếm 30 – 40% so với tỷ lệ tử vong chung.
Khắc phục chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Để điều trị chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm; bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại kháng sinh thích hợp để điều tri dứt điểm.
Tuy nhiên, nếu “thủ phạm” gây nên chứng bệnh này lại là một loại vi rút; thì việc sử dụng kháng sinh trong thời điểm này hoàn toàn là vô tác dụng.
Bên cạnh việc dùng thuốc, các bậc cha mẹ cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc; để giúp trẻ có thể nhanh chóng cải thiện tình hình.
– Cho trẻ uống đủ lượng nước: Lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày là khoảng từ 8 – 10 cốc nước. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa được hiện tượng khử nước và sung huyết.
– Dùng máy duy trì độ ẩm: Việc duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng ngủ cũng như khu vui chơi của bé trong thời điểm này là rất cần thiết. Điều này càng đặc biệt cần thiết nếu đó là mùa khô hanh; trong môi trường không khí thiếu đi độ ẩm cần thiết. Duy trì độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.
– Dùng nước muối loãng để giảm cảm giác nghẹt mũi, khó chịu cho bé. Bạn cũng có thể mua sẵn dung dịch này tại các hiệu thuốc hay tự pha. Đơn giản chỉ cần nhỏ từ 1 – 2 giọt vào trong mũi sẽ giúp bé dễ chịu ngay.
Lưu ý các bậc cha mẹ
– Để phòng ngừa chứng viêm phế quản cho trẻ nhỏ, bạn cần nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay, ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
– Giữ vệ sinh môi trường sống. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.
– Bạn không nên dùng thuốc ho để điều trị chứng ho khan ở trẻ, nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.
– Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.
– Trong trường hợp bé có biểu hiện thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.
Các chuyên gia cũng cho rằng, những người lớn thường xuyên hút thuốc lá hay những trẻ em chung sống với môi trường có khói thuốc lá cũng dễ có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản mãn tính, mà thậm chí có thể là viêm phổi ở trẻ em.
Chính vì thế, để giúp bé phòng ngừa chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em đó là hãy để bé không phải chung sống trong môi trường có khói thuốc.
Các cha mẹ hoàn toàn có thể nhận biết các triệu chứng bệnh ở bé và đưa bé đi khám bệnh càng sớm càng tốt khi nghi ngờ bé bị viêm phế quản phổi.