Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới; từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ. Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi. Vì vậy, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để xác định nguyên nhân và chữa ho ở trẻ em hiệu quả.

Ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề; tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Làm sao biết được trẻ bị khò khè để chữa ho ở trẻ em?

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra; có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc”). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai trần. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe; trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít.

Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè; là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này; với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Thật vậy, trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi; trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho; làm trẻ thở nghe khụt khịt. Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Làm gì để chữa ho ở trẻ em khi trẻ bị khò khè?

Chữa ho ở trẻ em như nào là hiệu quả?

Các nguyên nhân làm cho trẻ bị khò khè?

Khò khè xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới; từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ.

Các nguyên nhân thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở; một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường; u, hạch cạnh phế quản)… Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Cần làm gì khi trẻ bị khò khè?

Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Đặc biệt là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã – bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.

– Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

– Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, … )

Sử dụng thuốc như nào là hợp lý để chữa ho ở trẻ em?

Mẹ muốn con mình khỏi ho nhanh chóng mà lại lo ngại ảnh hưởng của thuốc kháng sinh cho con mình? Các bác sĩ điều trị trực tiếp thường khuyên cha mẹ nên cho con sử dụng những sản phẩm giúp giảm ho có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên hơn là thuốc kháng sinh vẫn có hiệu quả tích cực mà lại an toàn.

Với thành phần là Cao khô lá thường xuân giúp hỗ trợ điều trị những triệu chứng như ho. Đặc biệt, trong sản phẩm còn có cao húng tây có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, giảm co thắt cơ trơn khí quản và phế quản, làm giảm khò khè, khó thở do co thắt, ho ở trẻ em. Sản phẩm đã được rất nhiều các chuyên gia là bác sỹ, dược sỹ và các mẹ tin dùng trong suốt 3 năm qua vì tính hiệu quả và an toàn của sản phẩm.

Không nên tự ý dùng thuốc để chữa ho ở trẻ em, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm;… Vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi Tai-Mũi-Họng để các bác sĩ giúp tìm nguyên nhân và có chỉ định điều trị hiệu quả.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *