Các nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng rất lớn đối sự phát triển của con người. Tuy vậy, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định. Chất lượng giấc ngủ của trẻ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không; mới ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ ngủ bao nhiêu là đủ và làm thế nào để bé ngủ đủ và ngủ ngon?

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu mới là đủ giấc?

Ngủ là trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên; ngủ ngon là một liều thuốc hiệu nghiệm để xóa tan mọi sự mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần. Ở trẻ em nhu cầu ngủ cao hơn người lớn. Giấc ngủ có liên quan mật thiết tới sự tiết hormone tăng trưởng. Các nghiên cứu y học đã chứng minh khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng cao gấp 4 lần so với khi thức. Do đó giấc ngủ có ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ sau này.

Thông thường trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày; khi lớn lên thời gian ngủ sẽ giảm dần. Lúc 6 tháng tuổi bé sẽ ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày và có thời gian thức lâu hơn.

Mặc dù các bé sơ sinh có thể ngủ vào bất kể thời điểm nào dù ngày hay đêm nhưng khoảng 6 tháng tuổi bé có thể tự thức giấc khi có điều gì vui hoặc kích thích bé.

Gọi 098 558 3282 để được tư vấn

Điều gì xảy ra trong khi bé ngủ

Trong khi ngủ, bé không chỉ thư giãn mà còn thực hiện rất nhiều việc khác nữa. Cơ thể bé tích trữ năng lượng thu nhận được từ sữa và chuyển hóa chúng thành năng lượng cần cho sự phát triển và để sưởi ấm cơ thể. Các tế bào trong cơ thể và não nhân đôi với tốc độ nhanh chóng. Và bé cũng đang sản xuất bạch cầu – chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Đây cũng là thời điểm bé tăng trưởng nhanh nhất vì giấc ngủ giúp kích thích hormone tăng trưởng. Bộ não bé vẫn hoạt động trong khi bé ngủ.

Chu kỳ giấc ngủ của bé ngắn hơn nhiều so với người trưởng thành – 47 phút đối với trẻ sơ sinh và 90 phút đối với người lớn. Trong chu kỳ này, giai đoạn cử động mắt nhanh của bé (REM) chiếm 50%, dài hơn so với người lớn; cơ thể bé giật nhẹ và nhấp nháy mí mắt, điều này chứng tỏ bé đang mơ. Bé có nhiều khả năng thức giấc trong giai đoạn này. Giấc ngủ ngoài giai đoạn cử động mắt nhanh (non-REM) chiếm thời gian còn lại – đây là giấc ngủ sâu nhất trong 4 giai đoạn và rất khó đánh thức.

Gọi 098 558 3282 để được tư vấn

Vậy bé cần ngủ bao lâu mới là đủ

Với trẻ sơ sinh đi ngủ vào lúc 19h được coi là giờ ngủ theo đúng cơ chế sinh học của trẻ. Ngủ vào thời gian đó sẽ giúp bé có giấc ngủ lâu và êm đềm hơn khi bé ngủ quá 20h30. Bé ngủ từ sớm thường sẽ có giấc ngủ dài một đêm hơn những bé ngủ muộn. Nếu bé ngủ liền mạch 11-12 tiếng thì bé sẽ có tinh thần sảng khoải và năng lượng dồi dào vào sáng hôm sau.

Tuy nhiên với những em bé mới chào đời, một ngày thường sẽ phải có từ 5-7 giấc ngủ ngắn và đêm có thể chưa ngủ được liền mạch. Điều này khiến nhiều bà mẹ lo lắng không biết con đã ngủ đủ hay chưa.

Dưới đây là bảng chuẩn thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi:

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu mới là đủ giấc?

Làm thế nào để giúp bé ngủ ngon

Đối với trẻ sơ sinh

Đôi khi trẻ sơ sinh không ý thức được giờ ngủ, bé có thể thức cả đêm và ngủ vào ban ngày. Mẹ sẽ không làm gì thay đổi được thói quen này của bé trong vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên sau đó mẹ có thể bắt đầu dạy bé ngủ theo lịch trình mình mong muốn.

Trẻ sơ sinh ngủ theo quãng từ 2-4 giờ, tỉnh dậy để bú. Các bé độ tuổi này thường có xu hướng hay cọ quậy và chuyển động không ngừng khi ngủ. Trẻ chưa kiểm soát được phản xạ của chính mình nên thường co chân co tay, cười và phát ra tiếng động khi ngủ.

Vì bé không biết cách tự dỗ mình đi vào giấc ngủ, mẹ nên vỗ về bé “đi vào mộng đẹp” bằng cách dùng núm vú giả, ôm ấp, vỗ về, mát xa, hát ru cho bé hoặc cho bé bú mẹ một chút trước khi ngủ.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu mới là đủ giấc?

Đối với các bé từ 2 tháng tuổi trở đi

Để bé có một nếp ngủ ngoan, bố mẹ hãy chơi và hoạt động thật nhiều với bé; cho bé nhìn thấy ánh sáng thật nhiều vào ban ngày. Tránh những hoạt động ầm ĩ, hạn chế ánh sáng tối đa vào ban đêm. Điều này sẽ giúp bé nhận ra sự khác biệt giữa đêm và ngày.

Nên tập cho bé những hoạt động đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ như tắm; bú sữa, nghe mẹ kể chuyện,… để bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ thật sâu.

Một số bé ngừng ngủ xuyên đêm vì tâm lí bất an khi nhận ra không có mẹ bên cạnh. Bé nhận thức được khi nào mẹ ở bên, kể cả khi bé mơ ngủ không nhìn rõ và có thể khó chịu, quấy khóc. Vì thế, khi thấy bé có dấu hiệu cựa quậy; mẹ nên đến bên bé vỗ về và hát ru, dỗ bé quay trở lại giấc ngủ.

Gọi 098 558 3282 để được tư vấn

thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *