Tên khác của Vitamin B3 là: niacin (acid nicotinic và niacinamide (nicotinamide) là hai hợp chất liên quan ); hay Vitamin PP. Niacin là một vitamin tan trong nước.
1. Tác dụng
Niacin cũng có thể được tạo ra trong cơ thể từ 1 amino acid thiết yếu là trythophan. Cần 60 phân tử trytophan để chế tạo 1 phân tử niacin ( ngoại lệ là ở phụ nữ mang thai sự biến đổi này hiệu quả hơn tới 2 lần). Sự biến đổi trytophan thanh niacin cần có sự hiện diện của các chất dinh dưỡng khác như Thiamin (B1 ), Pyrocin (B6 ) và biotin
Niacin tạo thành 2 coenzyme trong cơ thể gọi là nicotinamide adenin dinucleotide ( NAD ) và nicotinamide adenin dinucleotide photphate ( NADP) tham gia vào quá trình giải phóng năng lượng từ thực phẩm. Tức là 2 coenzym này tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng oxy hóa khủ. Do đó có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa cholesteron , acid béo và tạo năng lượng ATP cung cấp cho chuỗi hô hấp tế bào. Khi dùng liều cao Niacin có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi
Khi cơ thể thiếu Vitamin B3, sẽ có các triệu chứng sau:
– Nhẹ: chán ăn , suy nhược dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng
– Viêm da: nhất là những phần tiếp xúc với không khí và ánh sáng ( như chân , tay, mặt bị đỏ sẫm, đối xứng khiến cho da bị thâm, nhiễm phù, bóc vảy, khô và thô ráp.
– Rối loạn tiêu hóa: viêm niêm mạc miệng, viêm niêm mạc đường tiêu hóa cùng với viêm dạ dày và tiêu chảy hoặc chảy máu trực tràng.
– Rối loạn tâm thần: mê sảng, ảo giác, lú lẫn, trầm cảm. Ở mức độ nhẹ hơn thì sẽ bị lo lắng, trầm uất, rối loạn giấc ngủ và cảm giác.
2. Chỉ định
Phòng và điều trị bệnh pellagra
Các rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh ( phối hợp với các thuốc khác ).
Tăng lipid huyết, tăng cholesteron , xơ vữa động mạch ( phối hợp với thuốc khác )
3. Tương tác
Ở mức 20mg acid nicotinic ( không phải niacinamide ) có thể gây giãn nở mạch máu da, gây đỏ ửng da
4. Chống chỉ định
Không dùng các sản phẩm acid nicotinic cho những bệnh nhân đang mắc các bệnh sau :
Bệnh Goutte
Đái tháo đường
Viêm loét bao tử
Bệnh gan nặng
5. Liều dùng
Liều dùng khuyến cáo cho người lớn cần bổ sung dinh dưỡng:
Nam giới từ 19 tuổi trở lên uống 16 mg mỗi ngày.
Nữ giới từ 19 tuổi trở lên nên dùng uống 14 mg mỗi ngày.
Phụ nữ mang thai nên dùng 18 mg mỗi ngay.
Phụ nữ đang cho con bú nên dùng 17 mg mỗi ngày.
Đối với những loại thực phẩm bổ sung Vitamin B3:
Bạn uống 50 mg mỗi 12 giờ hoặc 100 mg mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn bị tăng Lipid máu:
Đối với dạng phóng thích nhanh, bạn dùng thuốc như sau:
– Bạn dùng 250 mg uống một lần mỗi ngày.
– Bạn cần thường xuyên điều chỉnh liều mỗi 4-7 ngày tùy vào hiệu quả và khả năng dung nạp của cơ thể trong lần sử dụng thuốc đầu tiên, sau khi uống 1,5 đến 2 g mỗi 6-8 giờ. Sau đó, bạn hiệu chỉnh liều mỗi 2-4 tuần;
– Liều tối đa là 6 g mỗi ngày.
Đối với dạng phóng thích kéo dài, bạn dùng thuốc như sau:
– Bạn uống liều khởi đầu 500 mg mỗi ngày trước khi ngủ;
– Bạn có thể hiệu chỉnh liều mỗi 4 tuần tùy vào hiệu quả và khả năng dung nạp của cơ thể đến liều 1 đến 2 g một lần mỗi ngày;
– Liều tối đa là 1-2 g mỗi ngày.
– Liều dùng thông thường sẽ tùy theo độ tuổi của trẻ như sau:
– Đối với trẻ 0-6 tháng, bạn cho trẻ uống 2 mg mỗi ngày;
– Đối với trẻ 6-12 tháng, bạn cho trẻ uống 3 mg mỗi ngày;
– Với trẻ 1-4 tuổi, bạn cho trẻ uống 6 mg mỗi ngày;
– Đối với trẻ 4-9 tuổi, bạn cho trẻ uống 8 mg mỗi ngày;
– Đối với trẻ 9-14 tuổi, bạn cho trẻ uống 12 mg mỗi ngày;
– Trẻ 14-18 tuổi, bạn cho trẻ uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).
6. Tác dụng phụ
Gây giãn mạch ở mặt và nửa trên cơ thể gây nên cơn bốc hỏa, buồn nôn, đánh trống ngực. Các tác dụng này xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc và tự hết sau 30-40 phút
7. Bảo quản
Bạn nên bảo quản trong bao bì kín ,ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.