Bệnh chàm sữa (được biết đến là bệnh viêm da dị ứng và các triệu chứng bao gồm da bị bong, nổi đốm đỏ, rạn nứt, chảy nước, đóng vảy và ngứa) có thể dễ dàng được kiểm soát hoặc điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là với bé lớn hơn một tuổi.

Bệnh chàm sữa (Eczema) được biết đến như là bệnh viêm da dị ứng và các triệu chứng bao gồm da bị bong, nổi đốm đỏ, rạn nứt, chảy nước, đóng vảy và ngứa. Chảy máu và nhiễm trùng cũng có thể xảy ra. Bé mắc bệnh chàm sữa do nhiều nguyên nhân như yếu tố di truyền, sốt mùa hè, hen suyễn. Bệnh chàm sữa có thể dễ dàng được kiểm soát hoặc điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là với bé lớn hơn một tuổi.

Dưới đây là bốn bước cơ bản cần thực hiện để ngăn ngừa bệnh chàm sữa:

Xét nghiệm dị ứng

Nếu nghi ngờ bé bị viêm da dị ứng, bạn hãy hỏi bác sĩ để được giới thiệu đến chuyên viên về dị ứng. Tuy nhiên, xét nghiệm dị ứng đôi khi không chính xác 100% và nó không phân biệt được mức độ mẫn cảm thực phẩm. Tránh dị ứng có thể làm giảm bớt việc mắc bệnh chàm sữa nhưng nó không làm dứt hẳn gốc rễ của căn bệnh (đây là lý do tại sao những bước kế tiếp cần phải được thực hiện).

Dùng lợi khuẩn Probiotic đặc trị cho bệnh chàm sữa

Lợi khuẩn bổ sung chứa vi khuẩn có thể giúp cải thiện bộ tiêu hoá của bé tốt hơn. Các nghiên cứu khoa học xuất sắc đã chứng minh một số hoạt tính của lợi khuẩn probiotic hoàn toàn có thể trị được bệnh chàm sữa.

Nếu bé dưới một tuổi và bạn vẫn đang cho bé bú thì bạn nên bổ sung lợi khuẩn probiotic cho chính mình (vì nó có thể làm thay đổi hệ thực vật trong sữa mẹ) và/hoặc bạn có thể xoa một ít probiotic trên núm vú của bạn trước khi cho bé bú (thực hiện hai lần một ngày).

Nếu bé hơn một tuổi hoặc đang bú bình, bạn có thể thêm các lợi khuẩn probiotic vào bình sữa hoặc ly. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để cho liều lượng thích hợp.

Cải thiện chế độ ăn uống (trong hai tháng)

Qua nghiên cứu và phản hồi của các bệnh nhân, các loại thực phẩm phổ biến dễ gây mẫn cảm (chứ không phải làm dị ứng) bao gồm sản phẩm từ sữa, cà chua, nho, trái cây khô, cam, quýt, dâu tây, quả kiwi, quả hạch, nước tương, trái bơ, nấm, rau chân vịt, sôcôla , bơ, mứt, nước sốt có chứa hóa chất, và các chất phụ gia như phẩm màu thực phẩm (đặc biệt là màu vàng và đỏ), hương vị nhân tạo và chất bảo quản. Nên loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bé trong vòng hai tháng, sau đó từ từ cho bé thử từng thứ một. Nếu bị bé vẫn bị mẫn cảm, bạn nên hạn chế các thực phẩm vi phạm và tham khảo ý kiến ​​một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ đã nghiên cứu về dinh dưỡng.

Bạn chỉ nên kiêng sản phẩm từ sữa nếu bé trên 1 tuổi (hoặc ngay từ lúc mới sinh nếu bé chẩn đoán là dị ứng). Trước khi thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt này cho bé, bạn cần nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng để có được tư vấn về nguồn canxi và protein thay thế phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của bé để chăm sóc bé được tốt nhất.

Sử dụng thực phẩm chống khô da cho bé

Chất béo tốt cho sức khoẻ cũng cần thiết cho việc làm mịn lớp da đang bị sần đỏ vì nó giúp chống khô da ngay từ bên trong. Nếu bé bị bệnh chàm sữa eczema, bé có khả năng hoặc có vấn đề về tiêu hóa chất béo, hoặc không nhận được đủ lượng chất béo có lợi (điều này dễ dàng xảy ra trong chế độ ăn của Phương Tây hiện đại). Thực phẩm chống khô da bao gồm dầu hạt lanh, cá vùng nước lạnh hoặc có nhiều mỡ như cá mòi cá hồi.

Nếu bé dưới một tuổi, bạn cần nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng về việc thêm dầu hạt lanh vào chế độ uống sữa của bé (một chuyên gia dinh dưỡng có thể cung cấp cho bạn liều lượng thích hợp). Nếu bạn đang cho con bú thì bạn có thể dùng dầu hạt lanh và ăn cá có nhiều mỡ 2-3 lần một tuần để làm tăng hàm lượng axit béo thiết yếu của sữa mẹ (cần tránh những thực phẩm bạn bị dị ứng).

Đối với bé lớn hơn một tuổi, bạn có thể trộn 1/2 muỗng cà phê dầu hạt lanh vào thực phẩm và đồ uống không nóng của bé.

Nếu bé dị ứng với các loại hạt, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia về dị ứng trước khi sử dụng dầu hạt lanh (rất hiếm trường hợp bị dị ứng với hạt lanh nhưng vẫn nên thận trọng khi chăm sóc bé).

Nếu bé lớn hơn một tuổi (và không dị ứng với hải sản) hãy cho bé thử ăn cá mòi hoặc cá hồi không xương khoảng 2-3 lần một tuần.

Huggies.c0m
Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *