Trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hoá còn non nớt và sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị rối loạn tiêu hoá dù cho thức ăn không phải là quá khó tiêu, khó nuốt. Thế nên, ba mẹ cần phải có hiểu biết đầy đủ về chứng rối loạn tiêu hoá để biết cách chăm sóc bé tốt nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu với ba mẹ về chứng rối loạn tiêu hoá; nguyên nhân và giải pháp trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao.

Đầu tiên là phải xác định xem có đúng là trẻ bị rối loạn tiêu hoá không

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt thất thường của các cơ vòng hệ tiêu hóa; gây đau bụng kèm theo một số triệu chứng khác, bao gồm sự thay đổi tính chất của phân. Rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện sốt, nôn trớ; bé đi ngoài nhiều lần, đau bụng hoặc phân sống. Nặng hơn thì bị tiêu chảy, táo bón. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Mẹ đau đầu: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao: Nguyên nhân do đâu?

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: do hệ thống men tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện; nên khi ăn uống không hợp lý bé sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

– Do bé bị nhiễm khuẩn do môi trường vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm; thức ăn nhiễm khuẩn, ôi thiu, tay hoặc đồ chơi của bé bị nhiễm bẩn gây ra các nhiễm khuẩn đường ruột ở bé.

– Do dùng kháng sinh: thực chất của thuốc kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn; bất kể vi khuẩn có lợi hay có hại. Vì vậy khi kháng sinh đi vào cơ thể; chúng đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có lợi làm mất cân bằng sinh thái đường ruột gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.

– Do sức đề kháng yếu: khi sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn; vi rút, nấm, kí sinh trùng,v.v. Gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.

– Do biến chứng từ các bệnh khác: viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp,v.v.

Từ những nguyên nhân trên, khi mẹ biết rõ được nguyên nhân thì sẽ có hướng điều trị trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì.

Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa thì các mẹ cần có biện pháp chăm sóc con đúng cách; để bệnh của bé ngày một thuyên giảm. Trước hết cần phải kiểm soát chế độ ăn uống của bé; xem bé có ăn món gì lạ, bất thường chua quá, ngọt quá hoặc nhiều mỡ quá… Và cho bé ngừng ăn ngay khi thấy bé ăn thứ đó bị đau bụng đi ngoài.

Mẹ đau đầu: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Cách chăm sóc cho trẻ

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên cho trẻ đưa các loại đồ chơi vào miệng sẽ dễ làm vi khuẩn tấn công. Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.

Vệ sinh tất cả đồ chơi của bé, tốt nhất là 2 tuần/lần. Với những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Lau sạch các đồ chơi bằng gỗ hoặc giấy.

Người lớn hay tiếp xúc với trẻ cần giữ sạch sẽ đặc biệt là tay và miệng (khi hôn trẻ).

Chế độ ăn cho trẻ

Không nên cho bé ăn ngay khi thấy bé có dấu hiệu khoẻ hơn, không nên ép quá. Vì thực chất, chứng rối loạn tiêu hóa rất hay trở lại nếu việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn chỉnh. Vì thế nên cho trẻ ăn từ từ.

Chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách, tránh gây nhiễm bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé.

Trong khi bé đang bị tiêu chảy ở trẻ, không kiêng cữ những món như thịt, cua, tôm cá; mà vẫn giữ chế độ ăn bình thường vì như thế cơ thể bé sẽ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể mua thuốc tự điều trị cho bé; với điều kiện phân không có máu và không bị sốt. Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị thì mẹ nên bổ sung cho bé thêm men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.

Nếu bé có những triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, ra máu, sốt cao,.. Thì cần thiết đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.

Bổ sung dưỡng chất kịp thời cho con

Thay vì cứ thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao thì cha mẹ hãy bắt tay vào trị bệnh cho con một cách triệt để; giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Trên đây là những điều cần biết về chứng rối loạn tiêu hoá, nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Vì bé thường bị sụt cân sau khi bị tiêu chảy, nên sau khi theo dõi một thời gian dài; biết trẻ đã khỏi hẳn thì các mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bé (một các khoa học). Ngoài ra, các ba mẹ có thể cho bé dùng men tiêu hóa để hỗ trợ điều trị.

Cốm Truekidz men tiêu hóa là sản phẩm được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng với thành phần là Enzym, các chủng lợi khuẩn cùng MDP Immune hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột; bổ sung các lợi khuẩn nhằm chống lại các vi khuẩn có hại gây bệnh cho đường ruột; giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngừa tiêu chảy; giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cho trẻ.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *