Tiêu chảy ở trẻ em là một tình trạng được đặc trưng bởi việc đi phân lỏng bất thường nhiều lần, thường là trên 3 lần 1 ngày. Khi có biểu hiện tiêu chảy cần lưu ý một số lời khuyên của chuyên gia như sau.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ; trong đó phần lớn trẻ em bị bệnh tiêu chảy là mắc tiêu chảy cấp. Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị “cạn nước trong người” dần (từ chuyên môn gọi là “có dấu mất nước”).
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh tiêu chảy như thay đổi chế độ ăn; không dung nạp thức ăn (như Lactose), rối loạn ruột do viêm; dùng thuốc (kháng sinh…), nhiễm vi khuẩn (ngộ độc thức ăn); nhiễm virus (rotavirus ở trẻ em), hoặc nhiễm amib.
Khi bị tiêu chảy thì đối tượng đặc biệt cần được chú ý là trẻ em và người cao tuổi vì hai đối tượng này sẽ có nguy cơ bị mất nước nhanh, đôi khi có thể dẫn đến tử vong vì vậy cần lưu ý một số lời khuyên của chuyên gia về tiêu hóa như sau:
Lời khuyên của chuyên gia cho bệnh tiêu chảy ở trẻ em
+ Cho trẻ uống nhiều nước suốt thời gian bệnh, nhất là nếu đang bị sốt.
+ Tránh uống soda hay thức uống có nhiều đường vì đường có thể kéo dịch vào trong lòng ruột làm tình trạng tiêu chảy nặng thêm.
+ Đối với trẻ em chỉ cho uống dung dịch bù nước và điện giải.
+ Đối với nhũ nhi và trẻ nhỏ nên tiếp tục cho bú sữa mẹ hoặc cho uống sữa đang dùng.
+ Tránh dùng những thức ăn và nước uống không hợp vệ sinh.
+ Đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay nếu có những dấu hiệu mất nước (như khô miệng, khát nước, mắt trũng sâu, da kém đàn hồi khi véo và trẻ khóc nhiều mà không có nước mắt).
+ Trẻ em có thể bị tình trạng không dung nạp lactose (không tiêu hóa được đường sữa) thoáng qua sau khi khỏi bệnh. Trong trường hợp này khi cho uống sữa lại phải uống từ từ từng ít một.
+ Đặc biệt với trẻ em là đối tượng không thấy cải thiện tình trạng rõ ràng trong 2 ngày sau khi bắt đầu điều trị với một kháng sinh hiệu quả.
+ Phần lớn các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy được phát tán qua đôi bàn tay. Khi bị nhiễm khuẩn cần rửa tay bằng xà phòng và nước là một biện pháp phòng ngừa tiêu chảy.
+ Cố gắng tránh dùng các sản phẩm sữa và các thức ăn béo nhiều chất xơ hay quá ngọt cho đến khi tiêu chảy giảm những thức ăn này làm tiêu chảy nặng thêm. Đối với trẻ em, bác sĩ khoa nhi khuyên dùng chuối, cơm và bánh mì.
Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em; các bậc phụ huynh cần chú ý: Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Khi cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước; cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.
Bổ sung men tiêu hóa để con có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Cốm Men tiêu hóa Truekidz bổ sung 5 lợi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa kết hợp 2 men tiêu hóa Enzym và MDP Immune giúp tăng cường hệ men đường tiêu hóa giúp tăng sức đề kháng; tăng hấp thu các khoáng chất, giúp tiêu hóa nhanh, tốt giúp thức ăn không bị lên men; trẻ không bị đầy hơi, từ đó hỗ trợ đầy lùi sự phát triển của vi khuẩn có hại; đồng thời tác động vào hệ tiêu hóa giúp sản sinh ra enzym tiêu hóa. Không những thế, sản phẩm còn bổ sung enzym pepsin có vai trò là men tiêu hoá protid ở dạ dày; giúp hệ tiêu hóa phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng nhỏ mà cơ thể dễ dàng hấp thu.
Với vai trò quan trọng ấy, khi trẻ biếng ăn, nhẹ cân, chậm tăng cân; kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa ở trẻ… mẹ cần bổ sung phức hợp men tiêu hóa Truekidz kịp thời cho con.