Mùa mưa tại khu vực Nam Bộ mới bắt đầu, nhưng trẻ mắc bệnh hô hấp đã tăng cao khiến các bệnh viện nhi phải căng mình điều trị. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh tăng cường biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ, không tự ý điều trị khi các bé mắc bệnh.

 Ngày 22/7, khu vực phòng khám bệnh viện Nhi Đồng 1 có khoảng 400 trẻ đến gặp bác sĩ vì các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mỗi ngày, khoa Hô hấp của bệnh viện phải tiếp nhận hơn 70 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú. Nhiều ngày qua, số trẻ nằm tại khoa Hô hấp luôn giao động ở mức khoảng 300 trường hợp, tình trạng trên khiến khoa bệnh gần như không còn lối đi.
benh-ho-hap
Khu khám bệnh tại Nhi Đồng 1, người “chặt như nêm”
Để giải giảm áp lực bệnh nhân quá đông, lãnh đạo bệnh viện Nhi Đồng 1 đã phải huy động cả khoa Sốt xuất huyết, Nội tổng quát, Tiêu hóa, Nhiễm… chia sẻ giường bệnh cho khoa Hô hấp nhưng bệnh nhân vẫn phải trải chiếu nằm la liệt ngoài hành lang. Các bác sĩ làm việc tại khoa phải tăng giờ làm để chăm sóc bệnh nhân.

BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp cho biết, thời điểm mưa liên tục những ngày qua rất thuận lợi cho sự phát triển các loại vi rút gây các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, hệ hô hấp còn yếu không thích nghi với thời tiết mưa nắng thất thường, dễ bị viêm tiểu phế quản do vi rút gây ra.

Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại bệnh viện Nhi Đồng 2. BS Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô hấp của bệnh viện, cho biết: “Bước vào mùa mưa từ khoảng giữa tháng 6, bệnh hô hấp bắt đầu tăng. Thời điểm bình thường khoa điều trị khoảng 160-170 bệnh nhân thì ngày 22/7 số bệnh nhân đã lên tới gần 270 ca. Bệnh nhân quá đông trong khi khoa chỉ có 154 giường nên các bé phải nằm ghép, nằm võng khiến nguy cơ lây nhiễm chéo gia tăng”.

benh-ho-hap
Nhiều trẻ phải thở CPAP tại khoa Hô hấp Nhi Đồng 2
Cũng theo BS Thu Loan, viêm phổi là tình trạng đáng lo ngại nhất của bệnh hô hấp ở thời điểm hiện tại, nếu bệnh nhân nhập viện điều trị trễ có thể dẫn tới tràn dịch màng phổi, áp xe phổi gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Mỗi ngày tại phòng cấp cứu của khoa Hô hấp có khoảng 6-7 bệnh nhi phải thở CPAP (thở áp lực dương liên tục) gần như tuần nào cũng có vài bé phải mở khí quản để hỗ trợ thở máy do bệnh diễn tiến nặng.Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể trẻ bị giảm đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi tấn công. Các bậc phụ huynh nên chú ý giữ cho trẻ không bị nhiễm lạnh, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể của trẻ và người chăm sóc trẻ, cần cách ly trẻ bệnh để hạn chế lây lan,…

Khi trẻ có biểu hiện sổ mũi, ho, sốt… phụ huynh phải đặc biệt chú ý chăm sóc tại nhà như vệ sinh rửa mũi, cho uống siro ho dạng thảo dược. Nếu thấy trẻ có biểu biểu hiện bệnh gia tăng như ho, khó thở, lồng ngực co lõm nhiều, bỏ ăn uống, ngủ li bì,… phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cần tuân thủ chỉ định điều trị, tái khám cho trẻ, tránh tình trạng chủ quan hoặc tự ý điều trị cho con bởi bệnh hô hấp nếu tái phát trở lại sẽ có diễn tiến nặng và nguy hiểm.

benh-ho-hap3
Phụ huynh cần tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Bệnh cúm do siêu vi thường gây nên các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trên thực tế nhiều phụ huynh đang hiểu chưa đúng về việc nếu trẻ đã được chích ngừa cúm thì có khả năng phòng được các chứng bệnh liên quan trong đó có bệnh về đường hô hấp.Trước vấn đề trên, BS Thu Loan cho biết: “Nhà sản xuất vắc-xin ngừa cúm sẽ nghiên cứu để xác định chủng vi rút chính gây bệnh nặng nhất, phổ biến nhất, trên cơ sở đó họ chế ra vắc xin để phòng ngừa. Việc chích ngừa vì thế chỉ có thể ngừa được một loại vi rút gây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế con người thường phải đối mặt rất nhiều loại vi rút gây bệnh cảm cúm làm tổn thương đến đường hô hấp nên khi bị loại vi rút chưa được chủng ngừa tấn công thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

Nguồn: Dân trí
Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *