Tiêu chảy ở trẻ (TC) là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, TC là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em.
Nguyên nhân các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy
Các yếu tố nguy cơ:
– Tuổi:
Hầu hết các đợt tiêu chảy cấp xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 – 11 tháng tuổi, lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dặm, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.
– Tình trạng dinh dưỡng:
Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy thường kéo dài, dễ bị tử vong, nhất là các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
– Tình trạng suy giảm miễn dịch:
Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu…
– Các tập quán ăn uống không hợp lý:
– Cho trẻ bú bình: bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch, trẻ bú không hết để lâu vi khuẩn phát triển dễ gây tiêu chảy.
+ Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ.
+ Thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến.
– Nước uống bị nhiễm bẩn do nguồn nước bị ô nhiễm, uống nước chưa đun sôi.
– Không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
– Xử lý phân không tốt.
Nguyên nhân:
– Do virus:
Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 60%. ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus.
Các virus khác: Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.
– Do vi khuẩn
E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp
Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ
Salmonella không gây thương hàn
Campylobacter jejuni
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01
– Do ký sinh trùng: Entamoeba hitolytica, Giardia lambia, Cryptosporidium
Hậu quả của tiêu chảy: Mất nước và điện giải, làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến trụy tim mạch và có thể tử vong.
Biểu hiện: thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ
– Hội chứng tiêu hóa: ỉa chảy, phân loãng, nhiều nước, đi nhiều lần (có khi15-20 lần/ngày). Phân mùi chua hoặc khó ngửi, có nhiều mũi nhày hoặc có máu. Có thể nôn.
– Mất nước điện giải: nhẹ: quấy khóc, vật vã hoặc lờ đờ, khát nước, nước tiểu giảm khối lượng, khóc không có nước mắt, mắt trũng, miệng khô, thở nhanh, sâu hơn bình thường, mạch nhanh nhỏ, thóp lõm, huyết áp tụt.
– Sốt: có thể sốt hoặc không.