Những khuyến nghị mới từ Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (APP) được công bố vào thứ 2 (22/5/2017); đã đưa ra cảnh báo cha mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép hoa quả; nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Nguyên nhân được cho là do trong quả tươi có chứa nhiều chất xơ và vitamin. Trong nước ép quả chủ yếu là đường và các hương liệu trái cây. Những thành phần này có thể khiến đường huyết của trẻ tăng vọt; gây sâu răng và kích hoạt tình trạng béo phì sau này.
Theo TS Steven Abrams, Chủ tịch Ủy ban Dinh dưỡng của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nước ép có thể cung cấp một số vitamin như vitamin C trong nước cam; Canxi và vitamin D trong một số sản phẩm nước ép tăng cường; nhưng thiếu chất xơ và Protein quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Nó cũng không có ích cho việc kiểm soát các bệnh tiêu chảy; và có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có nguy cơ hạ Natri máu.
Lời khuyên này là cập nhật đầu tiên về lập trường của AAP đối với nước trái cây sau 16 năm. Trước đó, các chuyên gia nhi khoa hàng đầu của APP nêu rõ; trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không dùng nước trái cây; trên 6 tháng tuổi có thể uống 150 g nước quả mỗi ngày; và có thể uống lượng gấp đôi khi từ 7 trở lên.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy nước trái cây chính là một trong những “nghi phạm” gây gia tăng tỉ lệ béo phì và nguy cơ bệnh răng miệng. Và mặc dù chưa thể xác định được mối liên quan rõ ràng về tình trạng béo phì ở trẻ trên 6 tuổi nhưng trong khuyến nghị mới này.
Theo đó, APP chỉ ra giới hạn về nước trái cây cho trẻ nhỏ:
- Khi trẻ sơ sinh bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ nên cho con ăn trái cây nghiền nhuyễn, chứ không phải nước trái cây.
- Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi, uống tối đa mỗi ngày 100g nước quả/ngày; không quá 150g/ngày cho trẻ từ 4 – 6 tuổi và tối đa 220g/ ngày đối với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên.
- Nước lọc và sữa chính là chất lỏng đem lại chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất cho trẻ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, không nên cho nước trái cây và bình bú để ngậm kéo dài cũng như việc cho trẻ uống nước ép quả trước giờ đi ngủ là hoàn toàn sai lầm. Những gia đình có trẻ nhỏ mắc bệnh răng miệng nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về thói quen uống nước trái cây của trẻ để tìm giải pháp ngăn ngừa.
Đăng tải trên APP, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ nêu rõ:
Mục đích của khuyến cáo này là nhằm giảm lượng nước quả, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Đồng thời khẳng định nước ép trái cây không hề có vai trò dinh dưỡng với trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép. trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép. trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép.