Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị lực tốt giúp trẻ tư duy hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đáng buồn là một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tại Việt Nam, các bệnh về mắt ở trẻ em, cụ thể là tỷ lệ cận thị trong giới học đường hiện khoảng 30-40%, ở một số thành phố lớn, con số này lên tới 80%.
Thị lực tốt giúp tư duy tốt
Quan sát là bước đầu tiên của tư duy với quá trình là tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống. Do đó thị giác giữ vai trò quyết định đối với khả năng ghi nhớ và học hỏi thế giới xung quanh. Khi nhìn thấy một vật trước mắt, võng mạc mắt sẽ ghi nhận thông tin và truyền tín hiệu qua dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não thị giác sau đó tín hiệu chuyển đến nhiều phần khác nhau của vỏ não.
Chính những tác động thị giác thường xuyên như vậy giúp cho võng mạc, thần kinh thị giác và trí não sẽ không ngừng được kích hoạt và phát triển.
Như vậy, rõ ràng thị lực là thước đo gián tiếp về độ trưởng thành chức năng não bộ. Thị lực tốt hơn giúp trẻ nhỏ quan sát hiệu quả hơn, giúp cho quá trình tập trung và ghi nhớ hình ảnh tốt hơn, từ đó, nâng cao khả năng xử lý tình huống ở các em.
30% trẻ em thành phố bị cận thị
Đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình tư duy như vậy, nhưng đáng tiếc, phần lớn các cuộc nghiên cứu khảo sát được thực hiện tại các trường học tại Việt Nam những năm gần đây lại cho thấy một thực trạng đáng buồn: các bệnh về mắt (suy giảm thị lực, khô mắt), quáng gà, phổ biến nhất là cận thị, diễn ra ngày càng nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng
Tỷ lệ học sinh bị cận thị tăng lên theo cấp học. Học sinh các trường chuyên bị cận thị cao hơn học sinh các trường không chuyên; Học sinh đầu cấp học (lớp 1) đã bị cận thị (tỷ lệ từ 1-5%); Các cháu ở lứa tuổi mầm non đã xuất hiện cận thị; Trước đây, tỷ lệ học sinh nam bị cận thị cao hơn học sinh nữ, nhưng bây giờ tỷ lệ này đã ngang bằng, thậm chí có trường, học sinh nữ bị cận thị còn cao hơn học sinh nam; Những năm trước, tỷ lệ học sinh bị cận thị ở các thành phố, thị xã cao hơn học sinh nông thôn rất rõ, nhưng nay, sự chênh lệch này đã không còn lớn lắm.
Ngoài cách điều chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ, cho trẻ học dưới ánh sáng đảm bảo chất lượng, rèn luyện cho con có kế hoạch học tập và giải trí phù hợp, đặc biệt chú tâm vào dinh dưỡng cho mắt. Các chuyên gia nhãn khoa cho rằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể mang lại những tác động tích cực trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh cận thị.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chất dinh dưỡng có thể giúp phòng ngừa cận thị bao gồm vitamin C, E, carotenoid, beta-caroten, lutein và zeaxanthin, vitamin B6, B9 và B12. Betacaroten ngăn ngừa thoái hóa, giúp tái tạo các tế bào biểu mô của giác mạc, bảo đảm môi trường trong suốt của nó, có tác dụng chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do giúp bảo vệ võng mạc.
Betacaroten có tác dụng làm bền thành mạch của các mạch máu li ti trong mắt do tăng sự kết nối của các phân tử collagen, tăng cường lượng máu và oxy đến mắt, tăng cường dinh dưỡng cho mắt giúp mắt không bị mệt mỏi, cải thiện các dấu hiệu đau, xót, nhức, mỏi mắt… Đặc biệt, lutein và zeaxanthin là hai chất dinh dưỡng đặc biệt hữu ích cho mắt nhưng rất ít người biết đến. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy lutein và zeaxanthin có vai trò cực kỳ quan trọng cho sức khoẻ của mắt và đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn một số bệnh chính về mắt bao gồm cận thị.
Loại quả nào có thể đáp ứng tối ưu các chất dinh dưỡng này. Câu trả lời được các nhà khoa học đưa ra là gấc.
Màng đỏ quả gấc rất giàu vitamin A và những chất hữu cơ như beta-caroten, zeaxanthin và lutein, những chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của đôi mắt.
Nếu như ở Mỹ cải xoăn và rau bina đứng đầu danh sách thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin thì ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Gấc đứng trên vị trí này. Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học California đã phát hiện Gấc có nhiều lutein và zeaxanthin hơn tất cả các loại quả đã được biết đến.
Làm thế nào để có thể hấp thụ tối đa vitamin E, beta-caroten… đặc biệt là lutein và zeaxanthin từ quả gấc? Trên thực tế, từ lâu, gấc đã được dùng trong các bữa ăn truyền thống của người Việt và hiện tại cũng được yêu thích trong nhiều món ăn chế biến từ gấc để bổ sung hàng ngày hoặc trộn lẫn vào các món ăn.
Sức khỏe đời sống