Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể; thậm chí đe dọa tính mạng. Việc bù nước và điện giải thường được chỉ định trong các trường hợp bị mất nước; như tiêu chảy, sốt cao… khiến cho cơ thể bị mất nước và các chất điện giải.
Bù nước điện giải và bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Tình trạng mất nước bắt đầu ngay từ lần đầu đi phân lỏng. Khi mất dịch dưới 5% trọng lượng cơ thể, dấu hiệu đầu tiên là khát; nhịp tim nhanh, da nhăn, mắt trũng, hạ huyết áp, dễ bị kích thích; giảm niệu hoặc vô niệu, trạng thái lơ mơ hoặc hôn mê xuất hiện nhanh.
Nếu lượng nước mất bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc; và nặng hơn, dẫn đến tử vong. Vì vậy, đối với trẻ em khi bị tiêu chảy, điều quan trọng và cần làm ngay là bù nước và các chất điện giải. ORS (oresol) là loại thuốc dùng để bù nước điện giải trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa.
Với bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các khuyến cáo điều trị tại nhà là cho uống bù nước để ngăn mất nước. Trong trường hợp trẻ em nếu không được cho uống bù hoặc đã cho uống bù nước rồi mà vẫn mất nước thì phải được điều trị bằng dung dịch bù nước và điện giải (ORS).
Vậy việc bù nước và điện giải cho bệnh tiêu chảy ở trẻ em như nào là đúng?
Điều quan trọng là sử dụng nó phải đúng cách; pha đúng nồng độ quy định. Nếu pha thuốc đặc hơn so với khuyến cáo, hàm lượng muối trong máu của bệnh nhân sẽ tăng lên; gây tình trạng ưu trương, áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường; sẽ “hút” nước từ tế bào ra khoảng kẽ, khiến tế bào bị mất nước và “teo” lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng. Tế bào não bị “teo” khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, có thể hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong.
Hiện trên thị trường có rất nhiều dạng khác nhau như gói bột pha uống, viên sủi bọt pha uống hay dạng nước pha sẵn trong chai hoặc hộp giấy. Đối với 2 dạng phải pha cần hòa tan các gói hoặc viên thuốc trong nước theo hướng dẫn ghi trên nhãn của từng loại chế phẩm.
Một trong những cách pha sai lầm hay gặp là nhiều người chia nhỏ gói oresol uống thành nhiều lần, trong khi đáng lẽ phải hòa tan hết 1 gói oresol trong 200ml nước mới đảm bảo nồng độ các chất, bù nước cho cơ thể bị mất. Có người lại cắt 1/2 hoặc 1/3, 1/4 gói thuốc rồi nhẩm tính số nước tương ứng giảm đi so với yêu cầu chuẩn. Các cách này dễ khiến trẻ bị ngộ độc muối.
Cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống thêm nước giữa các lần uống ORS để tránh tăng natri – huyết…
Lưu ý khi dùng thuốc bù nước điện giải cho trẻ
– Sử dụng đúng liều lượng quy định.
– Chỉ dùng dung dịch đã pha trong 24 tiếng, bảo quản kỹ, tránh nhiễm bẩn.
– Không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.
– Không pha với nước khoáng, làm sai lệch nồng độ, chỉ nên dùng nước lọc đun sôi, để nguội.
– Theo dõi các triệu chứng của trẻ như phát hiện mất nước, khả năng đáp ứng thuốc… Khi xuất hiện dấu hiệu nặng, bất thường cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bổ sung men tiêu hóa để con có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Để bảo vệ con trước những tác nhân gây bệnh tiêu hóa, mẹ hãy bổ sung dưỡng chất cho con để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Cốm Men tiêu hóa Truekidz bổ sung 5 lợi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa kết hợp 2 men tiêu hóa Enzym và MDP Immune giúp tăng cường hệ men đường tiêu hóa giúp tăng sức đề kháng; tăng hấp thu các khoáng chất, giúp tiêu hóa nhanh, tốt giúp thức ăn không bị lên men; trẻ không bị đầy hơi, từ đó hỗ trợ đầy lùi sự phát triển của vi khuẩn có hại; đồng thời tác động vào hệ tiêu hóa giúp sản sinh ra enzym tiêu hóa. Không những thế, sản phẩm còn bổ sung enzym pepsin có vai trò là men tiêu hoá protid ở dạ dày; giúp hệ tiêu hóa phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng nhỏ mà cơ thể dễ dàng hấp thu.
Với vai trò quan trọng ấy, khi trẻ biếng ăn, nhẹ cân, chậm tăng cân; kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa… mẹ cần bổ sung phức hợp men tiêu hóa Truekidz kịp thời cho con.