Phương pháp bảo vệ mắt cho bé
Đôi mắt là nơi trẻ có được tầm nhìn vào đời, mẹ hãy giúp trẻ bảo vệ đôi mắt của mình thật khỏe mạnh để trẻ có thể vui chơi, khám phá thế giới xung quanh bằng chính đôi mắt trong sáng của mình.
Giảm mọi căng thẳng của mắt: Không thức quá khuya để đọc sách – nhất là học sinh cấp I và những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính… và phải ngủ đủ giấc. Không đọc sách truyện có chữ hoặc hình ảnh lem nhem, chữ quá nhỏ.
Chú ý bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho mắt: Nên cho bé ăn nhiều rau quả có màu vàng, lá xanh đậm để bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, các thuốc bổ mắt cũng chứa các vitamin này và nhiều dưỡng chất khác, chẳng hạn chất chondroitin được chiết suất từ sụn vi cá mập thiên nhiên rất tốt cho mắt.
Chế độ nghỉ ngơi mắt hợp lý: Khi học ở nhà, nên cho trẻ nghỉ giải lao 5-10 phút sau mỗi giờ học. Không xem tivi quá 45-60 phút, không nên ngồi quá gần hay quá xa màn hình. Hạn chế chơi game trên máy tính hoặc trên tivi, việc này không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học. Có thể luyện cho trẻ nhìn vào một điểm ở xa để giúp mắt thư giãn.
Khám mắt định kỳ: Nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau: nhìn xa không rõ, thấy chữ viết hoặc hình vẽ trên bảng mờ mờ, hay quay hoặc nghiêng đầu, nheo mắt, che một mắt để nhìn, cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn học khi đọc hoặc viết, chớp hay dụi mắt một cách không bình thường.
Gợi ý món ăn giúp bé sáng mắt
Đu đủ là một trong những thực phẩm giúp cho đôi mắt trẻ thơ của bé luôn sáng và khỏe mạnh. Các mẹ nên đưa đu đủ vào thực đơn ăn uống của bé nhé! Đu đủ chứa đầy đủ các vitamin C, vitamin B, axit folic, kali, magiê, chất xơ… Tuy nhiên, lượng vitamin tập trung ở đu đủ với sô lượng lớn và tần suất cao. Nhờ đó, loại quả này cung cấp các chất chống ung thư trực tràng, hệ tim mạch hoạt động tốt. Một điều nhìn rõ hơn là nó giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đôi mắt sáng và tăng cường sức đề kháng.
Khi bé được khoảng 5 – 6 tháng tuổi, đã làm quen với các món ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn đu đủ chín vàng. Đu đủ chín có vị ngọt, thơm, mềm. Cho bé tập làm quen với đu đủ chín, bé dễ dàng có thiện cảm ngay. Bên cạnh đó, mẹ có thể mua đu đủ xanh về nấu canh xương cho cả nhà ăn, giúp cả nhà có đôi mắt sáng và khỏe mạnh.
Y sĩ nhãn khoa có thể kiểm tra mắt của trẻ em ngay cả khi chúng chưa thể đọc được chữ. Bạn nên cố gắng đưa con khám mắt đầu tiên ít nhất là khi trẻ được ba tuổi, đặc biệt là nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh về mắt.
2. Kiểm tra thị lực cho bé ở các thời điểm quan trọng, đó là:
– Trẻ được sáu tháng tuổi
– Trẻ 3 tuổi
– Trước khi đi lớp lần đầu tiên
– Ít nhất mỗi năm ở độ tuổi từ 6 – 18 tuổi và kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình phát triển.
3. Luôn chắc chắn rằng môi trường trẻ tiếp xúc phải cung cấp đủ ánh sáng cần thiết: cụ thể góc học tập ở nhà phải luôn đủ ánh sáng để trẻ học và làm bài tập tránh để trẻ căng mắt để xem.
4. Giúp con bảo vệ thị lực trong ánh mặt trời
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời (UV) có thể góp phần tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và u ác tính ở mắt (ung thư mắt). Vì vậy, khi trẻ hoạt động ngoài trời cha mẹ cần cho trẻ mang kính có chất lượng tốt, nhằm tránh tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
5. Hãy chắc chắn trẻ ăn nhiều rau xanh
Ăn trái cây và rau quả có chứa các chất được gọi là lutein và zeaxanthin có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mù hàng đầu của mắt. Trong đó, nên cho trẻ ăn nhiều bông cải xanh, cam, đậu, quả kiwi, xoài, ngô ngọt, nho, rau bina…
6. Vitamin A giúp đôi mắt khỏe
Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.
7. Đảm bảo trẻ không làm việc bằng mắt quá sức.
Hãy nhắc nhở trẻ không nhìn máy tính hoặc đọc sách quá lâu có thể dẫn đến đôi mắt mệt mỏi, đỏ và đau.
8. Để ý đến các triệu chứng về mắt.
Nếu trẻ phàn nàn về đôi mắt mệt mỏi và triệu chứng nhức đầu thường xuyên thì cần thiết có một cuộc kiểm tra mắt với bác sỹ. Thị lực là một nguyên nhân phổ biến của đau mắt và đau đầu.
9. Khi con bạn chơi thể thao, hãy nhắc trẻ mang kính bảo hộ để không có nguy cơ chấn thương mắt nguy hiểm.
10. Đối phó với những tổn thương mắt
Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn “dính” trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế.
Với những dị vật nhỏ như bụi bay vào mắt, mi quặc… không để trẻ dụi mắt mà sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mắt để rửa trôi dị vật.
Bảo vệ mắt bé khi ra ngoài đường
Đôi mắt của bé yêu chưa biết tự bảo vệ mình trước ánh sáng mặt trời trong đó có các tia cực tím A và B hại cho sức khỏe mà mắt thường không nhìn thấy được. Bởi vậy, bạn cần phải giúp bé bảo vệ mắt ngay từ khi còn rất nhỏ.
Đôi mắt dễ bị tổn thương
Trong những năm đầu tiên, thủy tinh thể của bé (thấu kính của mắt) chỉ có thể ngăn cản khoảng một phần tư cá tia cực tím. Chỉ từ khoảng 12 tuổi mắt của trẻ mới có sự bảo vệ tự nhiên: thủy tinh thể của trẻ dần dần tăng khả năng chắn sáng.
Khi còn nhỏ phản xạ chớp các mí mắt của bé chưa được tốt. Dưới 4 tuổi bé vẫn có thể nhìn thẳng vào ánh sáng chói mà không động đậy dù chỉ một cọng lông mi, trong khi người lớn trong tình huống tương tự sẽ rất khó chịu và nhắm mắt lại.
Ra nắng thường xuyên trong vài ngày mà không có bảo vệ mắt của bé sẽ bị đỏ và chảy nước. Nếu bé của bạn không chịu được ánh sáng và dụi mắt liên tục thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa
Tia cực tím, báo động đỏ!
Mức độ ảnh hưởng của mặt trời đến trái đất thay đổi theo mùa. Cần phải lưu ý khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, đặc biệt là tháng 6 và tháng 7 vì đây là thời điểm mà cường độ các tia cực tím mạnh nhất trong năm. Trong ngày thì từ 11 đến 15 giờ là thời điểm mà các tia cực tím đáng gờm nhất. Đừng quá tin tưởng vào các đám mây vì chúng dễ làm cho bạn đánh giá thấp mức độ nguy hiểm: không nhìn thấy tia nắng hoàn toàn không có nghĩa là các tia cực tím đã biến mất.
Hãy đề phòng hiện tượng phản xạ. Mức độ bức xạ tùy thuộc vào môi trường. Khi chơi trên cát, bé của bạn phải đối mặt với ánh sáng đã tăng cường độ lên khoảng 15-20% vì hiện tượng phản xạ.
Biện pháp bảo vệ
Trước sự đe dọa của các tia trong ánh sáng mặt trời, cặp mắt của bé cần có sự bảo vệ triệt để. Hãy cẩn thận khi chọn lựa kính cho bé! Tất nhiên cá mẫu kính màu kiểu dáng ngộ nghĩnh rất hợp với gu của bé nhưng chúng không đảm bảo sự bảo vệ cần thiết. Thậm chí ngược lại, các cặp kính màu này có thể làm mắt của bé gặp nguy hiểm hơn là không đeo kính. Thực vậy, đồng tử của bé sẽ giãn rộng ra khi cường độ ánh sáng giảm và như vậy các tia nguy hại dễ xâm nhập vào mắt bé hơn.
Hãy mua các cặp kính chất lượng, theo tiêu chuẩn CE (có dán nhãn hiệu tiêu chuẩn). Tốt nhất trang bị cho bé những cặp kính với mắt kính 100% chống tia cực tím và gọng bằng chất liệu polycarbonate với khả năng hấp thụ 80% các tia nguy hại này.
Nếu không có kính thì đừng quên cho bé đội mũ lưỡi trai hoặc mũ nan rộng vành. Mũ không thể thay thế được kính râm nhưng cũng làm giảm phần nào ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
Bảo vệ mắt khi bé tập bơi
Khi bơi, nước thường vào tai, mũi, mắt, gây ù tai, ngứa ngáy trong tai, cay mắt, cay mũi. Nếu bị nước lạnh hoặc bẩn vào sâu phía trong, trẻ có thể bị viêm tai, mũi, xoang (nhất là xoang trán), đau mắt…
Bơi lội là một môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, để bảo vệ sức khỏe, tránh những bệnh tật và tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nhớ những vấn đề vệ sinh cơ bản sau:
Bơi lội ở những chỗ nước sạch: Không nên bơi ở những hồ ao tù hãm, những khúc sông ngòi bẩn có nhiều cống rãnh đổ vào. Nước bẩn có mang sẵn nhiều loại vi khuẩn, gây các bệnh như đau mắt, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm tai…
Chú ý bảo vệ mắt, tai, mũi, họng: Không nên bơi lội, lặn ngụp dưới nước quá lâu, dù là ở bể bơi hoặc ở sông, hồ sạch. Đối với các em mới tập bơi, thời gian ở dưới nước trong mùa hè không nên kéo dài quá 30 phút. Vào cuối hè, đầu thu chỉ nên ở dưới nước khoảng 15-20 phút. Sau buổi bơi, phải xỉ mũi thật sạch và làm cho nước ra khỏi tai (nghiêng tai có nước xuống phía dưới, nhảy vài lần, làm cả 2 bên). Lau sạch ống tai bằng một que bông sạch.
Sau khi bơi lội, trẻ nên nhỏ argyrol 1-2% vào mỗi lỗ mũi. Súc miệng và họng bằng nước muối. Bố mẹ cần cho bé tắm gội lại sạch sẽ, vệ sinh và nhỏ thuốc mắt, mũi, tai. Trong trường hợp có bất cứ điều gì bất thường như viêm tai, đau mắt… bạn hãy tạm ngưng cho bé đến hồ bơi, thay vào đó là đến khám bác sĩ để điều trị khỏi mới được đi bơi tiếp. Nên cho trẻ nhỏ đeo kiếng bơi, bịt tai và sử dụng phao khi bơi.
Tìm hiểu Vitamin A
Vitamin A là một trong những vitamin khá quan trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng của trẻ. Nếu trong quá trình cung cấp chất cho trẻ, mẹ để thiếu hụt vitamin này sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường.
1. Tác dụng vitamin A:
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – GĐ Trung Tâm Dinh Dưỡng TP.HCM, vitamin A giúp hệ thống võng mạc, giác mạc ở trẻ phát triển toàn diện hơn. Bé được cung cấp vitamin A đầy đủ sẽ có đôi mắt sáng khỏe, cảm nhận được những hình ảnh bên ngoài và chuyển thông tin vào não để học tập tốt hơn. Điều này giúp hệ thống thần kinh của bé thêm tăng trưởng.
Ngoài ra, vai trò của vitamin A vẫn được biết đến với việc giúp bé có làn da khoẻ mạnh, giúp cơ thể tránh được các bệnh truyền nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh khác.
2. Hậu quả thiếu vitamin A:
Thiếu vitamin A, bé dễ mắc các bệnh liên quan đến mắt như: khô, loét giác mạc – thậm chí dễ có nguy cơ mù lòa. Biểu hiện sớm ở mắt do thiếu vitamin A là quáng gà, nhìn không rõ vào buổi chiều tối. Ngoài vấn đề ở mắt, thiếu vitamin A có thể dẫn đến các hậu quả khó nhận biết như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm sức đề kháng làm trẻ hay mắc bệnh viêm đường hô hấp hay tiêu hóa, da bị sừng hóa, bong vảy và tróc, gây phá vỡ hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện nhiễm trùng da tại chỗ.
Điều đáng nói, theo số liệu của các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra thì hiện nay, việc bổ sung vitamin A cho trẻ vẫn đang trong tình trạng đáng chú ý. Nếu khảo sát hàm lượng vitamin A ăn vào cho trẻ thì trẻ trong tuổi bú mẹ thiếu vitamin A tiền lâm sàn rất cao (20%).
3. Những điều cần biết về vitamin A:
Vitamin A có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động và thực vật như gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt… hoặc rau quả có màu xanh, màu vàng, màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua, khoai lang…), các bà mẹ cần tìm hiểu để cung cấp đầy đủ cho bé. Chúng ta cũng phải chú ý một chút, một số vitamin khi vào cơ thể chỉ mới là tiền vitamin, ví dụ betacaroten là thành phần chính nằm trong nhóm tiền vitamin A, hay có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như cà rốt, đu đủ, cam, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển thành vitamin A thì mới sử dụng được. Đây là yếu tố rất quan trọng mà chúng ta phải chú ý nếu lựa chọn không tốt thì trẻ dễ bị thiếu vitamin.
4. Bổ sung vitamin A cho bé:
Để giúp bé tăng bổ sung vitamin A, ngoài những thực phẩm có nguốn gốc từ động và thực vật, cần bổ sung vitamin A cho bé từ các nguồn khác. Nhu cầu vitamin A của trẻ trên 4 tuổi mỗi ngày cần 450 – 500 mcg. Việc bổ sung vitamin A cần thận trọng do vitamin A là vitamin tan trong chất béo nên sẽ được tích lũy trong cơ thể chứ không đào thải nhanh ra ngoài như các loại vitamin tan trong nước khác.
Cung cấp Vitamin A qua thực phẩm tự nhiên
Vậy mẹ sẽ tìm thấy vitamin A trong những thức ăn nào để giúp bé sáng mắt? Sẽ có nhiều người trả lời ngay là cà-rốt và các rau có màu đỏ như cà chua, ớt chuông, đu đủ.Không những vậy mà cả một số rau xanh sẫm màu như súp lơ xanh, cải, rau đay cũng rất giàu vitamin A. Thực ra các rau này không chứa vitamin A mà một loại tiền chất của nó gọi là beta-carotene. Sau khi được hấp thu vào cơ thể thì beta-caroten được chuyển thành vitamin A một cách dễ dàng.
Vitamin A tan trong dầu nên muốn cơ thể hấp thu tốt, cần phải bảo đảm chế độ ăn của trẻ có đủ chất béo. Vì vậy tốt nhất là thêm ít dầu mỡ vào trong các món ăn có nhiều vitamin A như xào rau, xà lách trộn dầu dấm.
Vitamin A cần thiết cho đôi mắt sáng để trẻ quan sát thế giới là vậy nhưng mẹ cũng cần biết việc lạm dụng, sử dụng quá liều sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Do cơ thể có thể tích trữ vitamin A, các tác động do sử dụng quá liệu đặc biệt dễ xảy ra khi sử dụng thuốc bổ, viên dầu cá có bổ sung vitamin A với liều cao trong thời gian dài.
Các nguồn thức ăn từ tự nhiên thường an toàn và sẽ không gây ngộ độc vitamin A. Vì vậy cách an toàn nhất là kết hợp các thức ăn tự nhiên giàu vitamin A trong bữa ăn. Việc sử dụng thuốc bổ sung vitamin A chỉ nên cân nhắc sau khi có sự tham khảo và đồng ý của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.
Thực phẩm giúp mắt sáng
Trong việc bảo vệ và chăm sóc đôi mắt đẹp, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế đừng quên bổ sung những loại thực phẩm hữu ích đối cho đôi mắt vào thực đơn hàng ngày của bạn.
1. Cà rốt
Các loại rau củ quả có màu cam như cà rốt chứa rất nhiều beta-caroten và chất chống ôxy hóa, giúp chống lại các bệnh thoái hóa mắt như đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc.
Cà rốt có thể dễ dàng thêm vào bất kỳ món ăn nào, hoặc dùng làm salad. Nhưng nếu bạn không thích chúng vì quá cứng, nước ép cà rốt là một lựa chọn tuyệt vời. Hầu hết các loại thực phẩm bổ sung hay thức uống dành cho trẻ em đều có cà rốt là thành phần chính. Cà rốt có thể là nguyên liệu cho các món súp, món hầm, các loại nước sốt, hay làm món khai vị. Lưu ý không nên ăn quá nhiều cà rốt vì có thể gây vàng da.
2. Trứng
Theo bác sĩ Paul Dougherty, giám đốc y tế của Dougherty Laser Vision tại Los Angeles (Mỹ), lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp dồi dào lutein, zeaxanthin, và kẽm. Những chất này có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (macular degeneration) ở mắt. Đây là một trong những bệnh phổ biến làm cho nhiều người lớn tuổi bị lòa mắt, thậm chí mù.
3. Ớt chuông
Ớt chuông cung cấp nhiều vitamin C, một yếu tố quan trọng để giữ cho thị lực khỏe mạnh. Ngoài ra, ớt chuông cũng chứa rất nhiều các chất chống ôxy hóa và vitamin khác giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
Ớt chuông có thể dùng để ăn tươi trong các món salad, dùng làm nước sốt, ăn kèm với bánh mì hoặc nấu trong các món hầm hoặc bổ sung với các món thịt nướng. Ớt chuông giúp làm gia tăng màu sắc và hương vị của các món ăn, cũng như làm tăng thêm yếu tố lành mạnh. Đây chính là thành phần lý tưởng để có thị lực tốt.
4. Thịt gia cầm
Gia cầm như gà, ngan, ngỗng, đà điểu là sự thay thế lành mạnh cho các loại thịt màu đỏ bạn thường dùng trong món ăn như thịt bò, lợn, cừu.
Mặc dù thịt đà điểu chưa mấy phổ biến, nhưng nó chứa rất nhiều kẽm, kali, protein và sắt, là những yếu tố quan trọng để có thị lực tuyệt vời. Kẽm là một khoáng chất quan trọng được tìm thấy trong võng mạc, giúp kích thích sản xuất ra enzyme gắn liền với một đôi mắt khỏe mạnh. Ngoài ra, sắt giúp chống thoái hóa mắt, giữ cho đôi mắt khỏe mạnh ngay cả khi về già.
Gà tây và thịt gà cũng có một lượng lớn kẽm, bên cạnh đó nó còn có một lợi thế lớn nữa là rất giàu vitamin như vitamin B, axit nicotinich và vitamin E. Đây là những dưỡng chất cần thiết trong cuộc chiến chống đục thủy tinh thể và những căn bệnh về suy nhược mắt khác. Các loại thịt này có thể chế biến thành món hầm, nấu súp, nướng hay làm salad.
5. Cải bó xôi (rau bina)
Cải bó xôi chứa hầu hết các loại vitamin, nhiều nhất là vitamin C, lutein, zeaxanthin và beta carotene. Ngoài ra, loại rau này còn có nồng độ cao các chất chống ôxy hóa, giúp chống lại sự thoái hóa điểm vàng. Zeaxanthin và lutein làm tăng mật độ sắc tố ở các khu vực điểm vàng, có tác dụng như kem chống nắng tự nhiên cho đôi mắt, hấp thụ 40-90% các loại ánh sáng quang phổ màu xanh nguy hiểm. Cải bó xôi có thể hấp, luộc, làm salad hay nước sốt cho món mì ống.
6. Họ cam quýt và quả mọng
Các loại trái cây này rất giàu vitamin C – loại vitamin vốn đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở mắt.
7. Khoai lang
Đây là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng beta carotene cao cho đôi mắt sáng khỏe. Bạn có thể luộc, nướng chiên hay nghiền như khoai tây để ăn.
8. Cá
Các loại cá nói chung chứa một lượng lớn chất béo omega 3, một dưỡng chất cần thiết cho lối sống lành mạnh. Đặc biệt, cá hồi và cá mòi chứa hàm lượng chất béo omega 3 cao hơn hẳn cho đôi mắt khỏe mạnh. Omega 3 giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ bao quanh và dưới nhãn cầu. Với 170g cá hồi hay cá mòi mỗi ngày, bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy sự khác biệt.
9. Hạnh nhân
Vốn rất giàu vitamin E, loại thực phẩm này đã được các chứng minh có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng. Chỉ một nắm hạnh nhân cũng đã cung cấp cho bạn một nửa lượng vitamin E cần thiết cho mỗi ngày.
Dưỡng chất giúp bé có đôi mắt sáng
Bé mới sinh được 1 tuần chỉ có thể nhìn trong khoảng từ 0.01 – 0.02m, khi được 1 tháng tuổi thì bé nhìn cách xa từ 0.05 – 0.1m. Khi bé được 3 tháng thì bé có thể phân biệt được khuôn mặt, ánh sáng và những đồ vật chuyển động, đến lúc 4 tháng, bé có khả năng nhìn theo chiều sâu giống như người lớn. Đến khi bé được 1 tuổi thì thị lực của bé bằng thị lực của người lớn, thời điểm này bé cũng đã ăn dặm được nhiều thứ, bạn hãy chú ý bổ sung thêm dưỡng chất để bé nhà bạn phát triển thị lực một cách toàn diện nhé. Dưới đây là 4 dưỡng chất cần thiết để bé có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh.
Protein: Là thành phần chính để tạo ra các mô trong cơ thể, việc tái tạo và duy trì các tổ chức trong cơ thể không thể thiếu được protein. Protein có rất nhiều trong thịt nạc, nội tạng động vật, cá, tôm, sữa, trứng và các loại đậu.
Vitamin A: Khi cơ thể thiếu vitamin A thì sẽ giảm khả năng thích nghi với môi trường sáng tối của mắt, không những thế còn gây ra khô giác mạc. Vitamin A có nhiều trong gan động vật, dầu gan cá, sữa, trứng, đậu xanh, đậu đỏ và các loại quả màu vàng.
Vitamin C: Vitamin C là một trong những thành phần tạo nên thủy tinh thể ở nhãn cầu của mắt, nếu thiếu vitamin C sẽ rất dễ dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể. Vitamin C có nhiều trong táo xanh, bắp cải, súp lơ, ớt xanh, mướp đắng, rau cải, cà chua, giá đỗ, đậu, củ cải, cam, dây tây,…
Canxi: Canxi có tác dụng giảm nhức mắt. Canxi có rất nhiều trong các loại đậu, sữa, cá, tôm, mực, lạc, hạt sen, hạnh nhân, nấm hương, mộc nhĩ, rau dền, rau thơm, rau cải…