Đặc biệt khi ăn, uống, những thứ nóng, lạnh có chất kích thích thì càng bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh. Thông thường thì sau 1 đến 2 tuần các triệu chứng trên mới mất đi nhưng rất hay bị tái phát theo chu kỳ và nếu vết loét phát sinh thường xuyên, bác sĩ gọi là chứng “viêm loét miệng mãn tính”.
Đặc điểm tự chẩn đoán
– Tổn thương ở bộ vị: môi, lưỡi, lợi.
– Chỗ loét có hình tròn hoặc hình ê-líp, nhiều khi có kèm đốm trắng ở giữa.
– Thấy nóng rát và đau nhiều ở chỗ tổn thương, thường kèm theo các triệu chứng như hôi miệng, hơi thở khô, chảy nước bọt.
– Tình trạng bệnh toàn thân: Nước tiểu màu vàng, táo bón, người mắc bệnh nặng cảm thấy nóng bức khó chịu.
Nguyên nhân bệnh viêm loét miệng
– Áp lực lớn do công việc và tinh thần căng thẳng khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm.
– Lượng hỏa hư tăng mạnh, biểu hiện là tiêu hóa không tốt, hay bị táo bón…
– Cọ xát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng), bị cắn, và bị kích thích từ bên ngoài.
– Rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thường bị tái phát.
– Dị ứng do thực phẩm và thuốc.
– Do vi khuẩn đặc thù gây nên.
Đã có rất nhiều chuyên gia cho rằng bệnh viêm loét miệng có liên quan đến việc suy giảm chức năng miễn dịch. Đông y Trung Quốc cho rằng: âm hư hỏa dư, hỏa dư tăng mạnh, tỳ vị nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm họng, đau cổ họng. Âm hư hỏa dư gây ra tình trạng âm dương không cân bằng. Trên thực tế đây chính là một biểu hiện chức năng miễn dịch bị suy giảm.
(Theo Nld.com.vn)
|