Dưới đây là một vài cách trị tưa lưỡi cho bé các mẹ nên tham khảo và áp dụng đúng cách.
- Rau ngót. Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, sau đó tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Phương pháp này rất thông dụng. Hiện nay, nhiều bà mẹ vẫn thường sử dụng nước rau ngót để chữa tưa lưỡi ở thời gian đầu.
- Nước trà xanh. Lấy lá trà xanh rửa sạch và đun sôi (lưu ý cho vài hạt muối). Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé. Cách chữa này cũng hiệu quả, tuy nhiên do một số tính chất trong trà xanh, phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ ngoài 6 tháng tuổi.
- Nước muối loãng. Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối. Lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng. Sử dụng nước muối sinh lý chữa tưa lưỡi cho hiệu quả cao. Nước muối sinh lý 0.1% không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào.
- Cỏ mực (toàn cây tươi trừ rễ) 8g, lá hẹ tươi 4g. Giã vắt lấy nước cốt hoà với mật ong chấm lên chỗ đau, 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
- Đối với bé trên 1 tuổi mẹ bé có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho bé. Vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt. Nếu dùng mật ong vệ sinh ngoài việc sạch miệng cho bé, bé sẽ không bị mắc bệnh viêm họng.
- Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho bé.
Việt Báo (Theo_Kiến Thức)