Nhiệt miệng hay bệnh viêm loét miệng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng rõ ràng khi bị loét miệng thì thật chẳng dễ chịu chút nào. Bệnh khiến miệng trẻ đau nên chải răng khó, ăn uống đau, trẻ hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dư­ỡng. Thông thường bệnh kéo dài 1-2 tuần mới khỏi.

Những dấu chứng của bệnh nhiệt miệng hay viêm loét miệng ở trẻ em?

– Thường đó là vết loét nhỏ đường kính 1-3 mm, đau, xuất hiện thành từng đám hay đơn độc ở niêm mạc má, môi , nướu hoặc dưới lưỡi.

– Vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục, ở trung tâm thường có màu trắng xám hay vàng viền xung quanh vết loét được bao quanh bằng quầng màu đỏ.

– Vết loét khiến miệng trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng hay viêm loét miệng lưỡi ở trẻ

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được biết rõ.

Những nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng thường gặp là:

– Các chấn thương trong vùng miệng là nguyên nhân thường gặp nhất như tự cắn nhằm niêm mạc ở trong má hay lưỡi, do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh.

– Viêm loét do nhiệt do ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc miệng gây lở loét.

– Do thiếu dinh dưỡng, hoặc dinh dưỡng không đúng cách gây thiếu vitamin B12, vitamin C, chất sắt, và acid folic.

– Loét miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch làm suy giảm miễn dịch.

– Stress tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh loét miệng.

– Do cho trẻ dùng một số thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng.

Làm thể nào để phân biệt nhiệt miệng với  những vết loét ở trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng?

Ở  trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng, trong miệng thường có những vết loét đỏ hay tổn thương dạng phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, nướu, lưỡi.

Với triệu chứng này, cha mẹ thường dễ nhầm lẫn với với bệnh viêm loét miệng thông thường.

Ở những trẻ bệnh Tay Chân Miệng ngoài những vết loét trong miệng còn thấy những nốt phát ban hay tổn thương dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông .

Để tránh bỏ sót trong việc chẩn đoán trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng nên đưa  trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ở các bệnh viện Nhi để chẩn đoán bệnh tình đôi khi trẻ phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định vi rút gây bệnh .

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét miệng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng rõ ràng khi bị nhiệt miệng thì thật chẳng dễ chịu chút nào.Bệnh khiến miệng trẻ đau nên chải răng khó, ăn uống đau, trẻ hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Thông thường bệnh kéo dài 1-2 tuần mới khỏi. Tuy nhiên việc tìm được nguyên nhân có những trường hợp cũng rất khó khăn nên phải thăm khám kỹ và đôi khi phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế  chuyên khoa về Nhi để được xác định bệnh và điều trị đúng.

Điều trị và chăm sóc trẻ bị nhiêt miệng như thế nào?

– Phần lớn nguyên nhân gây ra loét miệng thường không rõ và bệnh có thể tự khỏi trong 1 – 2 tuần. Điều trị chính hiện nay chủ yếu làm giảm đau, vì là triệu chứng làm trẻ khó chịu nhất và làm vết loét mau lành. Trẻ nên dùng các loại thuốc súc miệng trong suốt thời gian bị bệnh.

– Nên tránh những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, thức ăn nhiều vitamin và khoáng chất, dùng bàn chải răng thật mềm.

– Cách chữa bệnh tốt nhất là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ có những vết loét miệng phát triển lớn hơn một cách bất thường hay vết loét kéo dài trên 3 tuần thì tốt nhất nên đi khám bệnh để xác định nguyên nhân vì có thể chúng là dấu hiệu của những bệnh khác nặng hơn.

Cho trẻ ăn thế nào?

Trẻ hay có những vết loét ở miệng, khi ăn trẻ rất đau nên hay bỏ ăn, những lúc như vậy nên cho trẻ ăn như thế nào? Cách trị và nên khám cho trẻ ở đâu?

– Trẻ bị bệnh này thường mệt mỏi, đau rát, xót miệng thậm chí mất ngủ. Những trẻ bị bệnh này hay quấy khóc có khi mất ngủ, lười ăn do miệng lở loét, đau rát dẫn đến suy dinh dư­ỡng. Nên tránh sử dụng những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua có thể khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn.Cho trẻ chế độ ăn thức ăn lỏng, thức ăn nhiều vitamin và khoáng chất. Cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất và cho trẻ uống nhiều nước,uống nước cam, chanh.

– Viêm loét vùng niêm mạc miệng là một bệnh lý tưởng chừng như nhẹ và vô hại song nhiều khi kéo dài, hay tái phát và điều trị cũng đôi lúc gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Nên việc tìm được nguyên nhân đôi khi cũng rất khó khăn, trẻ cần  phải được  thăm khám kỹ và đôi khi phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết trong quá trình điều trị .

Các trường hợp vết loét trong miệng hay tái phát và tiến triển dai dẳng thì bạn nên cho trẻ đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa  Nhi để được chẩn đoán xác định bệnh và điều trị đúng.

Làm cách nào có thể phòng ngừa những vết loét ở miệng ở trẻ?

Có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện những vết loét ở miệng ở trẻ bằng cách vệ sinh răng miệng kỹ sau mỗi lần ăn, cho trẻ dùng bàn chải có sợi lông mềm , cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng  thức ăn có nhiểu khoáng chất và nhiều vitamin A,C,E  và thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ bác sĩ Răng Hàm Mặt ở các cơ sở y tế .       

                                                                                                                                                                                                       ThS.Bs. Nguyễn Quốc Dũng

 

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *