Bổ sung đầy đủ lợi khuẩn chính là để là chìa khóa quan trọng nhất giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu bạn không chú ý đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, cơ thể của trẻ nhỏ sẽ gặp vấn đề trong việc tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa; làm suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên người tiêu hóa kém, miễn dịch yếu bổ sung lợi khuẩn (probiotics) để cải thiện sức khỏe. Theo bà, lợi khuẩn có 7 tác dụng tốt cho cơ thể. Chúng cư trú tạm thời trong đường ruột, vòng đời ngắn. Vì vậy, nên bổ sung lợi khuẩn hàng ngày từ sữa chua, phô mai, dưa muối sạch, chocolate đen…
Hỗ trợ tiêu hóa
Có hơn 500 loại vi khuẩn sinh sống trong đường ruột. Tổng số lượng 100.000 tỷ vi khuẩn, gấp 10 lần số tế bào trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn đường ruột.
Hại khuẩn gây các bệnh hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đầy hơi; ngộ độc, tiêu chảy, táo bón, viêm ruột,… Trong khi lợi khuẩn bám vào thành ruột non, cạnh tranh chỗ đứng với hại khuẩn; sản sinh enzyme và protein tiêu diệt chúng. Vì vậy, bổ sung probiotics là cách hiệu quả kiềm chế hại khuẩn; tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa đóng góp 70-80% vào sức đề kháng của cơ thể. Dọc thành ruột có nhiều hạch lympho – nơi đào tạo các tế bào miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Lợi khuẩn sản sinh kháng thể IgA gấp đôi; tăng số lượng và chức năng tế bào thực bào (tế bào miễn dịch); tăng tỷ trọng các tế bào miễn dịch Lympho T và tế bào diệt tự nhiên. Ngoài ra, lợi khuẩn còn tạo màng chắn trên bề mặt niêm mạc ruột; ngăn cản vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập.
Tăng miễn dịch
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, người lớn và trẻ em nếu được bổ sung lợi khuẩn trong 2 tuần sau khi tiêm phòng sởi; sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Hệ miễn dịch của người nhiễm HIV được tăng cường. Bệnh nhân viêm loét miệng cũng nhanh liền vết thương hơn nhờ dùng probiotic.
Phòng cảm cúm
Mỗi chủng probiotic có tác dụng riêng với sức khỏe. Chủng men sống Probiotics Chr.Hansen L. Casei 431 TM (thuộc nhóm Lactobacillus) có tác dụng nổi trội hơn nhiều lợi khuẩn khác. Nghiên cứu do Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện trên 240 trẻ 2-5 tuổi (năm 2015) ở Hải Dương cho thấy; bổ sung sữa chua uống men sống có lợi khuẩn Hansen giúp giảm tỷ lệ mắc cúm xuống 14,7% (ở nhóm không được bổ sung lợi khuẩn là 22,4%). Thời gian điều trị khỏi cúm nhanh hơn 1-2 ngày.
Năm 2013, lợi khuẩn Hansen được nghiên cứu trên 200 trẻ 24-47 tháng tuổi tại Thái Bình. Sau 3 tháng bổ sung lợi khuẩn, các tỷ lệ trẻ biếng ăn, táo bón, ho, sốt, dị ứng đều giảm. Nồng độ kháng thể IgA tăng cũng khiến số đợt trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên thấp hơn đáng kể.
Hiệu quả phòng cúm của lợi khuẩn Hansen cũng được thử nghiệm trên 1.100 đối tượng ở Đan Mạch và Đức năm 2011. Kết quả công bố trên Tạp chí Mỹ Clinical Nutrition cho thấy, bổ sung chủng probiotic này làm giảm thời gian cảm cúm và cảm thông thường từ 8,1 ngày xuống còn 4,8 ngày. Tần suất dùng kháng sinh thấp hơn 16 lần uống.
Tăng hấp thu dinh dưỡng
Lợi khuẩn sản xuất ra môi trường acid, giúp tăng hấp thu canxi, sắt và nhiều khoáng chất khác; tăng tổng hợp một số vitamin nhóm B cho cơ thể. Ở người khỏe mạnh, hệ lợi khuẩn bao giờ cũng nổi trội hơn khiến họ có cảm giác thèm ăn và ngon miệng.
Giảm tác dụng phụ của kháng sinh
Kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn trong cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa. Vậy nên, bác sĩ thường kê thêm chế phẩm bổ sung lợi khuẩn cho người bệnh nhằm giảm tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sau điều trị, bạn nên dùng thực phẩm lên men tự nhiên để tăng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa
Lợi khuẩn được khuyến nghị sử dụng trong điều trị tiêu chảy, viêm ruột hoại tử. Chúng tạo ra môi trường acid để kích thích đại tràng, giúp nhuận tràng, chống táo bón. Lợi khuẩn còn chống vi khuẩn HP bám dính vào thành niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra, chúng cũng giúp giảm sản xuất độc tố, hạn chế nguy cơ ung thư ruột kết, bệnh dị ứng.
Chuyển hóa đường lactose trong sữa
Trẻ bất dung nạp đường lactose có thể ăn các chế phẩm giàu lợi khuẩn từ sữa (sữa chua, phô mai). Lợi khuẩn giúp chuyển hóa đường lactose trong sữa thành dưỡng chất cơ thể dễ hấp thu hơn.
-
Truekidz Men tiêu hóa