Giao mùa xuân hè là thời điểm trẻ rất dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa và dị ứng… Thời điểm này môi trường ẩm ướt, nền nhiệt tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi. Vì thế làm gì để tăng cường sức đề kháng cho trẻ chính là điều mà cha mẹ luôn quan tâm.
-
Thực đơn ăn dặm TRỊ BIẾNG ĂN CHO BÉ: Con lười ăn mấy cũng thích thú
-
Mẹ Ninh Bình quyết nói không với kháng sinh, trị ho cho con cực kỳ hiệu quả
-
“Bảo bối” lợi hại của mẹ Mai Thu " trị biếng ăn hiệu quả ” con tự giác ăn thun thút
-
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng đúng cách
-
Bé lười ăn và 39 cách "chống đối" của các cậu bé!
Vì sao phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Theo các chuyên gia về sức khỏe thì ba nhóm bệnh thường gặp nhất ở thời điểm giao mùa chính là các bệnh lý về hô hấp, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. Do khí hậu thay đổi, nhiệt độ thay đổi bất thường giữa ngày và đêm; có lúc đang nóng đột nhiên chuyển nhanh sang lạnh. Cơ thể trẻ nhỏ rất khó thích ứng kịp; cộng với sức đề kháng của trẻ yếu nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Cứ mỗi năm, tới thời điểm giao mùa là bé Sóc nhà chị Liên (Hà Nội) lại đau ốm liên miên. Nhìn con sốt, bỏ ăn tới tọp cả người đi, chị Liên xót con mà không biết phải làm sao.
Chẳng riêng gì bé Sóc nhà chị Liên mà có rất nhiều em bé khác cũng rơi vào tình trạng như vậy. Tới thời điểm giao mùa là số lượng trẻ phải nhập viện tăng vọt mà nguyên nhân chủ yếu cũng là do thiếu sức đề kháng.
Gọi 098 558 3282 để được tư vấn
Bởi vậy, để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe thời điểm giao mùa, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới việc giúp con tăng sức đề kháng bằng nhiều cách:
1. Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Cho con sử dụng thuốc kháng sinh ngay khi ốm là một thói quen của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, thói quen này dễ khiến vi khuẩn quen thuốc gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị. Bởi vậy, thay vì cho con dùng kháng sinh ngay lúc mới chớm bệnh; thì các bậc phụ huynh nên để cơ thể bé tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý.
2. Cho trẻ bú sữa mẹ
Chúng ta biết rằng, trong sữa mẹ có chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch. Chính vì thế mà sữa mẹ được coi là đơn thuốc bổ giúp trẻ phòng tránh các bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy… Vì những lý do trên, hãy cho bé bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời để giúp con tăng sức đề kháng.
Gọi 098 558 3282 để được tư vấn
3. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch. Trẻ cần được chăm sóc cẩn thận để tránh bị mất ngủ. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 tiếng. Trẻ mới biết đi cần ngủ khoảng từ 12 đến 13 giờ. Nếu trẻ không ngủ vào ban ngày, các bậc phụ huynh nên cho con đi ngủ sớm vào buổi tối.
4. Cho con vận động
Vận động là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Các hoạt động thể chất cũng sẽ giúp mang lại lợi ích cho sức khỏe của bé.
5. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con
Dinh dưỡng được coi là chìa khóa vàng trong vấn đề giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ lúc giao mùa. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Hàng ngày, các bậc cha mẹ nên chú ý cung cấp cho con các nhóm dinh dưỡng cơ bản như tinh bột; chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Mẹ cần cho bé ăn đủ các chất này nếu bé đã biết ăn, không nên thấy trẻ bệnh mà kiêng khem quá mức. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng nên chọn cách chế biến sao cho thật dễ hấp thu. Hệ tiêu hóa của trẻ khi bị bệnh thường yếu, khó tiêu, đầy bụng; rối loạn tiêu hóa nên không hấp thụ được.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài trong thời điểm giao mùa; nhắc con rủa tay trước khi ăn và xây dụng cho con một chế độ sinh hoạt lành mạng. Đây đều là những điều cần thiết để giúp trẻ tăng sức đề kháng khi giao mùa.
-
Thực đơn ăn dặm TRỊ BIẾNG ĂN CHO BÉ: Con lười ăn mấy cũng thích thú
-
Mẹ Ninh Bình quyết nói không với kháng sinh, trị ho cho con cực kỳ hiệu quả
-
“Bảo bối” lợi hại của mẹ Mai Thu " trị biếng ăn hiệu quả ” con tự giác ăn thun thút
-
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng đúng cách
-
Bé lười ăn và 39 cách "chống đối" của các cậu bé!