Trẻ ăn không tiêu, đầy bụng có thể khiến trẻ luôn có cảm giác mệt mỏi, ngại vận động, khó chịu…ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy mẹ làm sao để con mau hết bệnh đây? Hãy cùng Truekidz tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân trẻ ăn không tiêu

Thức ăn không phù hợp với độ tuổi

Chính chế độ ăn uống và dinh dưỡng không phù hợp với độ tuổi là nguyên nhân chủ yếu thường gặp ở trẻ nhỏ. Rất nhiều bậc cha mẹ cố cho con ăn dặm sớm (trước 5 tháng tuổi) hoặc ăn cơm sớm (khi trẻ chưa mọc răng), lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh và chưa thực sự sẵn sàng tiêu thụ những loại thức ăn mới, thức ăn quá cứng nên dẫn đến tình trạng bé ăn không tiêu.

TRẺ ĂN KHÔNG TIÊU, ĐẦY BỤNG: MẸ PHẢI LÀM SAO?

Ăn uống không hợp lý

Nhiều bé được các mẹ cho ăn dặm bột, cháo quá sớm nên lượng tinh bột cùng glycoprotein có trong thức ăn không được tiêu hóa hết do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên đã sinh ra ứ hơi nhiều trong ruột, khiến bé cảm thấy rất khó chịu, lâu dài kiến cho bé khó tăng cân, hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa hoặc các bữa ăn quá gần nhau dễ gây chứng khó tiêu. Ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn. Các món khó tiêu như xôi, đồ ăn nếp, thức ăn nhiều dầu mỡ… sẽ khiến hệ tiêu hóa trẻ phải làm việc vất vả khiến bé ăn không tiêu.

Trẻ ăn không tiêu đầy bụng do tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, trẻ bị mất điện giải nhiều qua đường phân (điển hình trong đó là kali) sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi, dẫn đến sự chèn ép giữa các cơ hoành, mất điện giải cùng gây ói nhiều, khiến cho bụng trẻ lại chướng lên hơn.

Gọi 098 558 3282 để được tư vấn

Bé không tiêu đầy hơi do táo bón

Táo bón gây ra tình trạng ứ đọng phân làm cho vi trùng có cơ hội sinh hơi trong đại tràng khiến cho bụng bé thường hay bị chướng, cảm giác khó tiêu thường xuyên diễn ra.

Do trào ngược dạ dày

Hơi bị ép theo chiều ngược so với bình thường khiến cho bé hay bị khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, nôn ói, ợ hơi. 

Do bệnh về đường ruột

Các bệnh giảm nhu động ruột cùng hội chứng đại tràng kích thích làm hơi chứa lâu ngày trong ruột bé gây chướng bụng. Ngoài ra, phình đại tràng bẩm sinh cũng là một trong những bệnh làm cho bụng của bé hay bị chướng, đầy.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, việc bé bị nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột, bất dung nạp lactose cùng tinh bột cũng sẽ khiến trẻ ăn không tiêu, đầy bụng.

Trẻ ăn không tiêu phải làm sao?

TRẺ ĂN KHÔNG TIÊU, ĐẦY BỤNG: MẸ PHẢI LÀM SAO?

Chườm nóng giảm triệu chứng đầy bụng

Sử dụng gói chườm nóng với mức nhiệt phù hợp để chườm quanh vùng bụng cho bé có thể giảm được chứng đầy hơi.

Massage bụng

Massage nhẹ nhàng là một trong những cách giảm đầy hơi hiệu quả. Mẹ dùng những ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ vùng rốn ra phía ngoài bụng của bé. Có thể dùng thêm dầu massage để tăng tác dụng hơn nhưng các mẹ cũng không nên massage ngay sau khi bé vừa mới ăn xong.

Gọi 098 558 3282 để được tư vấn

Uống nhiều nước lọc

Cơ thể con người cần được cung cấp mỗi ngày 2 lít nước là tốt nhất. Vì nước lọc khi vào cơ thể sẽ giúp hòa tan các chất thải và ra ngoài qua nước tiểu hay mồ hôi.

Ngoài ra nước lọc cũng làm giảm hiện tượng đọng axit trong đường ruột, tránh hiện tượng thức ăn bị lên men trong đường ruột dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu.

Ăn nhiều hoa quả

Trong hoa quả có chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa. Chất xơ được biết đến là chất giúp kích thích quá trình tiêu hóa do chất xơ giúp thức ăn đi qua đường tiêu hóa một cách dễ dàng. Đặc biệt nên cho trẻ ăn những hoa quả như đu đủ và chuối là 2 loại quả đặc biệt tốt cho tiêu hóa (do trong những loại quả này có chứa papain enzyme giúp tiêu hóa tốt và nhuận tràng).

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị khó tiêu, đầy bụng

TRẺ ĂN KHÔNG TIÊU, ĐẦY BỤNG: MẸ PHẢI LÀM SAO?

Chỉ ăn dặm khi đủ tuổi

Không ít trường hợp, cha mẹ nhìn thấy trẻ khác phát triển nhanh nên nôn nóng cho con mình ăn dặm sớm khi chỉ mới 4-5 tháng. Đây là sai lầm nghiêm trọng chứ chẳng đùa vì nó trực tiếp làm hại cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Thực tế, dạ dày trẻ ở giai đoạn 4-5 tháng tuổi rất yếu và còn hẹp, nó chỉ chứa được sữa mẹ hoặc sữa ngoài tầm 90ml là tối đa. Chưa kể, dịch vị dạ dày trẻ lúc này không nhiều nên không thể nào tiêu hóa những thức ăn khác ngoài sữa. 

Cũng vì thế mà cho trẻ ăn dặm dưới 6 tháng tuổi sẽ gây rối loạn tiêu hóa và đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Gọi 098 558 3282 để được tư vấn

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì hãy ưu tiên cho trẻ ăn nhiều chất xơ từ rau, củ, quả. Như bạn cũng biết, chất xơ cực kỳ tốt cho nhu động động ruột và quá trình tiêu hóa của người lớn lẫn trẻ nhỏ. Ngoài ra, chất xơ còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể và ngăn ngừa táo bón – triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm.

Đường ruột khỏe mạnh cần bổ sung men tiêu hóa đầy đủ

Men tiêu hóa Truekidz có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng bé ăn ko tiêu, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi ở trẻ do bị nhiễu loạn/nhiễm khuẩn đường ruột, dùng thuốc kháng sinh dài ngày hoặc do những nguyên nhân khác.

Ăn không tiêu tuy là triệu chứng đơn giản, thường gặp nhưng lâu dài sẽ khiến chức năng tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, làm giảm hoạt động trao đổi chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, khiến trẻ mệt mỏi, ngại vận động.

Chính vì thế, nếu mẹ đang băn khoăn trẻ ăn không tiêu phải làm sao thì có thể tham khảo những phương pháp trên để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Gọi 098 558 3282 để được tư vấn

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *