Amíp là những nguyên sinh động vật, chỉ là một tế bào nhưng có khả năng di chuyển định hướng nhờ các chân giả. Đa số các amíp sống tự do ở môi trường bên ngoài, một số ít sống ký sinh. Khi vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương (bệnh lỵ do amíp) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan, não, da…

Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ do Amip cần phân biệt

Bệnh lỵ do Amip:

Là nguyên nhân thông thường nhất, do ký sinh vật Amip gây nên những ổ loét ở đại, trực tràng; kích thích niêm mạc đại trực tràng nên có những dấu hiệu rất điển hình.

– Dấu hiệu nhiễm khuẩn nhẹ.

– Đau quặn và mót rặn, phân nhiều, lẫn nhiều niêm dịch.

– Trong phân có amip (soi tươi). Rất hay tái phát, kéo dài.

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh lỵ do Amip

Kiết lỵ trực khuẩn:

– Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt.

– Đau quặn và mót rặn, phân nhiều, lẫn nhiều niêm dịch, ít khi có máu (đại tiện giống như khạc đờm).

– Phân có trực khuẩn lỵ (cấy).

Ung thư trực tràng:

Nên chú ý khi hội chứng kiết lỵ kéo dài những người bệnh già. Ung thư kích thích niêm mạc trực tràng gây nên:

Ít khi đau nhưng mót rặn nhiều.

– Phân có máu và niêm dịch, có khi ra máu tươi.

– Thăm trực tràng thấy khối u cứng, chảy máu; nếu nghi ngờ, nên sờ trực tràng và làm sinh thiết.

Ung thư đại trang Sichma:

– Mót rặn nhiều có khi đại tiện có máu và niêm dịch.

– Có dấu hiệu bán tắc hoặc tắc ruột.

– Khám thấy khối u, soi và  chụp đại tràng sẽ phát hiện được chính xác.

Các khối u xung quanh trực tràng. U tiền liệt tuyến, u cổ tử cung… có thể kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ mót rặn và tiết nhiều niêm dịch.

Các xét nghiệm phải làm khi mắc bệnh lỵ

– Các xét nghiệm về phân tìm ký sinh vật, vi khuẩn, tế bào.

– Soi trực tràng và nếu cần thì sinh thiết niêm mạc trực tràng.

– Chụp khung đại tràng, trực tràng có thuốc cản quang.

Chẩn đoán bệnh kiết lỵ

– Tiền căn đau bụng, tiêu đàm máu.

– Di chuyển đến vùng có bệnh kiết lỵ.

– Có tiếp xúc với người tiêu đàm máu, đau bụng hoặc có nhiều người cùng mắc bệnh tương tự ở chung một tập thể hoặc quanh vùng cư ngụ.

– Xét nghiệm qua phân.

– Qua nội soi.

– X quang ruột già.

– Huyết thanh.

Điều trị bệnh lỵ Amíp

Trong ruột già của người có khoảng 6-7 loài amíp sống ký sinh; trong đó Entamoeba histolytica là tác nhân gây bệnh quan trọng. Hầu hết các trường hợp nhiễm amíp đều không có triệu chứng. Vì vậy người bệnh thường ít khi tự phát hiện mình bị bệnh, nên bệnh có xu hướng chuyển thành mạn tính và kéo dài; khiến việc điều trị gặp không ít khó khăn. Do đó việc dùng thuốc điều trị bệnh do amíp như thế nào cho hiệu quả? Amíp là những nguyên sinh động vật; chỉ là một tế bào nhưng có khả năng di chuyển định hướng nhờ các chân giả. Đa số các amíp sống tự do ở môi trường bên ngoài, một số ít sống ký sinh. Khi vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương (lỵ amíp) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan, não, da…

Vài nét về bệnh lỵ do amíp

Viêm đại tràng do amíp có triệu chứng  từ 2-6 tuần sau khi ăn phải kén lây nhiễm. Đau bụng dưới và tiêu chảy là triệu chứng có sớm, sau đó thì mệt mỏi và chán ăn, đau quặn bụng từng cơn ở vùng hố chậu phải (vùng hồi manh tràng), nếu bệnh kéo dài có thể đau cả hố chậu phải do tổn thương đại trực tràng; mót rặn và đi ngoài giả (mót đi ngoài nhưng không đi ngoài được) đau lan tỏa bụng dưới hoặc ra sau lưng. Trong thời kỳ toàn phát, người bệnh có thể đi đại tiện từ 10-15 lần/ngày, có cảm giác mót rặn muốn đi đại tiện mãi. Phân chủ yếu là máu và nhầy nhớt. Bệnh nhân bị lỵ amíp thường không sốt, đây là điểm để phân biệt với lỵ trực khuẩn (shigella) thường sốt nhiều, sốt cao.

Diễn tiến của đợt cấp tính kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo việc điều trị được tiến hành sớm hay muộn. Bệnh lỵ amíp dễ bị tái nhiễm và tiến triển thành mạn tính.

Viêm đại tràng mạn tính do amíp thường dai dẳng với những biểu hiện đau bụng, phân sệt, bóng, cứ vài tuần hoặc vài tháng lại xảy ra một đợt cấp tính. Trong các trường hợp đau bụng, đi ngoài phân có nhầy nhớt và có máu, nhất thiết người bệnh phải vào nằm viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ được soi phân tươi (soi phân vừa mới đi ngoài xong) để tìm amíp dạng hoạt động trong phân. Ngoài ra còn có thể nội soi đại tràng hoặc Xquang đại tràng, hay xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh lỵ do Amip

Những thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh lỵ do Amip

– Emetin:

Đây là alkaloid chiết xuất từ cây Ipeca. Thuốc có nhiều độc tính và tích tụ trong cơ thể gây độc tính ở tim, thận, hệ thần kinh nên hiện nay ít dùng và được thay thế bằng dẫn chất tổng hợp là dehydroemetin ít độc hơn. Thuốc có tác dụng cản trở không hồi phục quá trình tổng hợp protein của amíp. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.

– Nhóm Imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole):

Thuốc khuếch tán, thâm nhập sâu vào bên trong và phá hủy hay ức chế sự tổng hợp AND của ký sinh trùng. Loại thuốc này có ưu điểm diệt được cả thể kén và thể đơn bào amíp, nhưng khi dùng thuốc kéo dài cần lưu ý vì có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nổi mày đay… các dấu hiệu này thường nhẹ và hết sau khi cơ thể đào thải hết. Đặc biệt, đối với bệnh nhân có tiền sử rối loạn huyết động học khi sử dụng dài ngày loại thuốc này nhất thiết phải được theo dõi công thức bạch cầu. Thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú.

– Nhóm di-iodohydroxyquinolin:

Là những thuốc trị amíp bằng cách tiếp xúc. Không nên dùng phối hợp các thuốc nhóm này với nhau hay dùng liều cao liên tục  vì  thuốc gây viêm tủy bán cấp, viêm dây thần kinh ngoại  biên và tổn  thương thị  giác. Thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ còn bú, bệnh nhân cường giáp. Tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn, đau dạ dày, dị ứng da, có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp.

Ngoài ra, trong dân gian còn dùng một số thuốc Đông y như hạt và vỏ của cây mộc hoa trắng, thừng mực lá to, sừng trâu, vỏ cây hậu phác, chiêu liêu, hoàng cầm… trong điều trị bệnh lỵ do amíp.

Để điều trị bệnh do amíp đạt hiệu quả cao, việc chọn lựa loại thuốc gì, hàm lượng cụ thể như thế nào nhất thiết phải do thầy thuốc chỉ định cụ thể, người bệnh không được tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn của các loại thuốc diệt amíp. Phòng bệnh chủ yếu là ăn chín uống sôi, rửa rau nhiều nước và kỹ dưới vòi nước chảy, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, nên cắt móng tay ngắn và không dùng phân tươi bón cho các loại rau.

Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan do amibe.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *