Táo bón ở trẻ là tình trạng giảm bất thường số lần đi tiêu thông thường hoặc đau trong khi đi tiêu. Nguyên lý chính là sự ứ hoặc khô phân sẽ làm phân cứng, dẫn đến khó đi tiêu.

Nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ

Táo bón ở trẻ và một số lời khuyên của chuyên gia.

Táo bón rất phổ biến ở trẻ em, nguyên nhân thường không liên quan tới bệnh lý thể chất. Khoảng 1/3 trẻ 4-7 tuổi từng bị táo bón. 5% học sinh tiểu học bị táo bón kéo dài hơn 6 tháng. Táo bón mạn tính thường gặp nhất ở trẻ 2-4 tuổi, trong giai đoạn tập ngồi bô. Khoảng 25% trường hợp táo bón khởi phát ngay trong năm đầu đời.

Táo bón ở trẻ nguyên nhân có thể do mất nước, chế độ ăn nhiều chất đạm, ít vận động, thường xuyên nhịn đi tiêu khi có nhu cầu hoặc do tác động ngoại ý muốn của một số thuốc. Vậy khi bị táo bón cần phải làm gì hãy nghe chuyên gia tiêu hóa cho lời khuyên sau:

Lời khuyên của chuyên gia về bệnh táo bón ở trẻ

Nên có chế độ ăn đều đặn có nhiều chất xơ như: trái cây, rau cải và chế phẩm ngũ cốc. Tuy nhiên cũng tránh ăn quá nhiều chất xơ và bổ sung cấp tốc để tránh tình trạng bị đầy hơi và tiêu chảy.

Tập thể dục và hoạt động thể lực thường xuyên là rất cần thiết trong phòng ngừa táo bón.

Uống tối thiểu 8-12 ly nước hay chất lỏng khác mỗi ngày; giúp tăng lượng chất lỏng trong phân, khiến phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài.

Cố gắng tập thói quen đi tiêu đều đặn vào buổi sáng ngay khi thức dậy hay sau 30 phút của bữa ăn sáng để có phản xạ dạ dày-đại tràng.

Dùng thức ăn và nước uống có tính nhuận tràng như quả mận khô, nước ép mận…

Xoa bóp vùng bụng (theo chiều kim đồng hồ) vài phút với tần xuất 2-3 lần/ngày có thể giúp giảm nhẹ táo bón.

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng chỉ nên dử dụng khi việc cố rặn có thể làm bệnh trầm trọng hơn (như gây khó thở), có nguy cơ chảy máu trực tràng, nhu động ruột giảm do thuốc và khi và khi bệnh nhân lớn tuổi có cơ bụng và đáy chậu yếu.

Khi bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn, tăng 5g trên ngày cho đến khi đạt 20-35g/ngày.

Không được nhịn khi muốn đi tiêu.

Táo bón ở trẻ và một số lời khuyên của chuyên gia.

Điều trị bệnh táo bón ở trẻ

Theo PGS. TS. BS Lê Bạch Mai (Nguyên phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc Gia): Khi trẻ bị táo bón, bổ sung chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, khiến chúng mềm hơn và dễ tống ra ngoài. Tuy nhiên, không phải lượng chất xơ mẹ cung cấp cho bé hàng ngày là đủ để đáp ứng cho cơ thể.

Chính vì vậy, mẹ nên cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ; có thành phần là Inulin & FOS cùng với Phan tả diệp và Men bia; giúp giảm táo bón ở trẻ em hiệu quả; đồng thời làm giàu cho môi trường đường ruột giúp phát triển lợi khuẩn, tăng cường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, việc bổ sung phức hợp men tiêu hóamen vi sinh sẽ hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sản sinh ra các chất kháng khuẩn; chống lại các vi khuẩn có hại gây bệnh cho đường ruột, ngừa tiêu chảy; giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cho trẻ.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *