BS. Nguyễn Hồng Anh, Giảng viên trường Trung Cấp Y Hà Nội tư vấn đối phó với chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và lời khuyên của chuyên gia

Con trai tôi sinh ngày 23.11.2016. Lúc sinh, bé cân nặng 4,2kg. Hiện nay bé hơn 7 tháng, nhưng chỉ nặng 7kg, cao 69,1cm. Bé ăn ngày 3 bữa cháo xay nhuyễn. Các cữ sữa của bé chia đều vào các bữa: sáng, trưa, xế, tối và 2 cữ đêm; mỗi cữ 120ml. Trộm vía, bé ăn khá tốt và đi tiêu ngày 2 lần, sáng và chiều. Như vậy bé ăn tốt hơn nhiều bé khác nhưng không tăng cân là mấy. Bé cũng hay bị khò khè và thường viêm họng mỗi khi ăn lạnh hoặc trời trở lạnh. Vậy cho tôi hỏi có phải hệ tiêu hóa của bé không tốt nên bé không hấp thu được chất không? Tôi phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Cám ơn!

(Hoàng Lan: hoanglan…@gmail.com)

BS. Nguyễn Hồng Anh:

Chào chị!

Trường hợp bé nhà chị xét theo chuẩn chiều cao, cân nặng mới nhất của WHO thì hơi nhẹ cân. Nhưng nếu bé vẫn ăn tốt, ngủ ngon và chơi ngoan thì cũng không phải lo lắng nhiều; do khả năng hấp thu của trẻ là khác nhau. Tuy nhiên vấn đề bé hay bị khò khè, viêm họng chứng tỏ sức đề kháng của bé không tốt; nên bạn cần tăng cường sức đề kháng cho con. Điều này cũng có thể sẽ giúp cho bé cải thiện cân nặng. Hiện công ty Dược Bảo Tâm có sản phẩm Cốm TRUEKIDZ Tăng đề kháng: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng tự nhiên của trẻ; giúp trẻ phòng tránh nhiễm bệnh đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ cách xử lý của chuyên gia tiêu hóa Nhi (P1)

Bé gái nhà em được 18 tháng tuổi. Trong thời gian gần đây thời tiết thay đổi liên tục, bé nhà em bị viêm phổi. Trong quá trình chữa trị viêm phổi, do bé dùng kháng sinh; nên bé nhà em bị rối loạn tiêu hóa (do bác sĩ khám chuẩn đoán). Ngày bé đi ngoài 6 lần hoặc nhiều hơn, phân có dịch nhầy, ăn gì là nôn ấy; dùng thuốc vào là bé cũng nôn. Bác sĩ có cho dùng thuốc nhưng bé nhà em vẫn không đỡ. Tối ngủ em cho bé bú sữa bụng bé cứ cuộn lên. Bụng bé chướng và đầy hơi và bé cũng bị nôn trớ. Em đang rất lo lắng và muốn được nhận sự giải đáp của các bác sĩ, để con em mau khỏi bệnh.

(Mai Hương: huongle…@gmail.com)

BS. Nguyễn Hồng Anh:

Hương mến!

Bé nhà bạn hiện tại đang trong tình trạng loạn khuẩn đường ruột do sử dụng kháng sinh kéo dài. Nguyên nhân vì hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ có những đặc tính chưa hoàn thiện như người lớn. Vì vậy bạn cần giải quyết những triệu chứng bé đang mắc phải và tái lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé bằng cách:

– Uống Orezol và tăng cường bú mẹ để bù nước và điện giải. Chú ý pha dung dịch bù nước đúng hướng dẫn là rất quan trọng.

– Cần duy trì chế độ ăn thích hợp, thức ăn cần mềm hơn bình thường và cho ăn nhiều bữa nhỏ. Ngoài ra có thể bổ sung cho bé ăn thêm trái cây chín hoặc nước trái cây như chuối, cam, đu đủ ….

– Khôi phục lại hệ vi khuẩn đường ruột cho bé bằng cách sử dụng các chế phẩm men tiêu hóa. Hiện công ty Dược Bảo Tâm có sản phẩm Truekidz men tiêu hóa rất tốt trong việc lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, hay nôn trớ, phân sống…

Chúc bé của Hương mau khỏe!

Con tôi được 1 tháng 20 ngày, tôi cho cháu bú sữa mẹ và sữa bình (vì sữa tôi ko đủ) mấy bữa nay cháu đi ngoài phân lỏng, có khi có chất nhầy tôi cho cháu uống men tiêu hóa có được không ạ?

(Trần Hương: huong…@gmail.com)

BS. Nguyễn Hồng Anh:

Chào Hương,

Vấn đề đi ngoài phân lỏng ở trẻ sơ sinh khá phổ biến do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt. Trong trường hợp bé mới đi ngoài phân lỏng vài lần đôi khi có chất nhầy chị có thể cho bé sử dụng men vi sinh. Theo Tổ chức Y tế  thế giới: “Men vi sinh là các chế phẩm tổng hợp giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố.

Men vi sinh được dùng cho trẻ trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, biểu hiện là các triệu chứng biếng ăn, tiêu chảy, phân sống, táo bón…” Nếu phân của bé có các dấu hiệu bất thường như sủi bọt hay có mùi chua kèm theo biểu hiện quấy khóc, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám.

Ngoài ra chị cần lưu ý:

– Vệ sinh bình sữa cẩn thận trước khi cho bé bú.

– Tăng cường bú mẹ trực tiếp để tăng lượng sữa cho bé bú do sữa mẹ được sản xuất nhờ hormone và sản xuất tiếp tục khi tuyến sữa được làm trống. Nhưng nếu các mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú có thể dùng máy hút sữa.

Bé trai nhà em đươc 4 tháng 21 ngày. Bé rất háu ăn, nhưng cân nặng của bé chỉ được có 6kg5. Lúc mới sinh bé được 2kg9. Bé chậm lên cân có phải là do sữa mẹ không đủ chất hay do hệ tiêu hóa bé ạ?

(Ngọc Linh: ngoclinhnguyen…@gmail.com)

BS. Nguyễn Hồng Anh: 

Chào bạn!

Đầu tiên phải khẳng định “Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em và trẻ nhỏ”. Không có sữa mẹ xấu, mà chỉ lo mẹ không đủ sữa. Bạn hãy tin rằng sữa của bạn đủ chất dinh dưỡng để nuôi bé. Nếu sữa mẹ không đủ bạn nên tăng cường cho bé bú và áp dụng biện pháp kích sữa để tăng lượng sữa cho con.

Ngoài ra bạn cần lưu ý:

– Bé đã bú đúng cách chưa: nếu cho bé bú sai cách, lượng dinh dưỡng mà bé hấp thu từ sữa mẹ sẽ không đầy đủ. Đây là lý do điển hình khiến bé chậm tăng cân. Khi mẹ cho bé bú, lượng sữa sản xuất ra sẽ chia thành 2 giai đoạn: sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu là sữa được sản xuất vào đầu bữa bú, số lượng nhiều, chứa nhiều nước, đường lactose, ít năng lượng, chỉ mang tính chất giải khát.

– Sữa cuối đặc hơn sữa đầu do có nhiều chất béo, protein, cung cấp năng lượng cho bữa bú. Như vậy, nếu mẹ chỉ cho bé bú sữa đầu thì bé sẽ tiêu phân lỏng và không lên cân. Cách tốt nhất, mẹ hãy cho bé bú hết một bên vú, bao giờ có cảm giác hết sữa thì hãy cho bé bú bên còn lại. Nếu bé bú ít thì mẹ có thể vắt hết sữa đầu đi và chỉ cho bé bú sữa cuối. Như vậy, mẹ sẽ đảm bảo bé được hưởng trọn nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ và lên cân tốt.

– Mẹ có chế độ ăn uống chưa hợp lý: Chế độ ăn uống và tâm lý của mẹ khi cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa mẹ. Khi đang trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng , đặc biệt là vitamin, đạm đường mỡ, muối khoáng và tuyệt đối không nên kiêng khem. Ngoài ra việc uống nhiều nước, sữa cũng rất quan trọng để tăng lượng sữa cho bé.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *