Tên khác của Vitamin B12 là: Cyanocobalamin and hydroxocobalamin

1. Dược lý và cơ chế tác dụng

truekidz-nhung-dieu-can-biet-ve-vitamin-b12

Hai dạng vitamin B12, cyanocobalamin và hydroxocobalamin đều có tác dụng tạo máu. Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5 – deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S- adenosylmethionin từ homocystein.

Ngoài ra, khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác ở trong tế bào. Bất thường huyết học ở các người bệnh thiếu vitamin B12 là do quá trình này. 5 – deoxyadenosylcobalamin rất cần cho sự đồng phân hóa, chuyển L – methylmalonyl CoA thành succinyl CoA. Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô có tốc độ sinh trưởng tế bào mạnh như các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu vitamin B12 cũng gây hủy myelin sợi thần kinh.

Dược động học

Sau khi uống, vitamin B12 được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo hai cơ chế: Cơ chế thụ động khi lượng dùng nhiều; và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra. Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thỏa mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả các dạng thiếu vitamin B12.

Sau khi tiêm bắp, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1 giờ. Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác. Khoảng 3 microgam cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó 50 – 60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được. Hydroxocobalamin được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn, và có ái lực với các mô lớn hơn cyanocobalamin.

2. Tác dụng:

Các cobalamin đóng vai trò là các coenzym đồng vận chuyển và tham gia vào quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể , đặc biệt là 2 quá trình chuyển hóa  acid folic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự sinh sản cảu hồng cầu và quá trình chuyển hóa các chát ceton để đưa vào chu trình Kreb, cần cho chuyển hóa lipid và họat động bình thường của hệ thần kinh

Khi thiếu Vitamin B12 , gây thiếu máu hồng cầu to và rối loạn thần kinh như viêm nhiều dây thần kinh, rối loạn cảm giác, vận động khu trú ở chân- tay, rối loạn trí nhớ, tâm thần

3. Chỉ định

– Các bệnh về máu: Thiếu máu ác tính tự phát hoặc sau khi cắt dạ dày. Bệnh Spru, bệnh ỉa chảy mỡ và các bệnh khác thiếu vitamin B12 do hấp thu kém. Hấp thu giảm sau khi cắt một phần dạ dày và hội chứng quai ruột chột cũng như một số hiếm trường hợp thiếu máu do thai nghén. Dùng hỗ trợ khi điều trị với aminosalicylat vì làm giảm hấp thu B12. Ðể xác định sự thiếu B12, dùng nghiệm pháp Schilling.

– Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to

– Vitamin B12 đã từng được dùng để điều trị một số bệnh thần kinh như đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh cổ – cánh tay, đau do các bệnh thần kinh,

– Dùng phối hợp với các vitamin khác khi cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai,cho con bú, nhiễm khuẩn, nhiễm độc,…

4. Chống chỉ định

Có tiền sử dị ứng với các cobalamin (vitamin B12 và các chất liên quan); U ác tính: Do vitamin B12 làm tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ làm u tiến triển; Người bệnh cơ địa dị ứng (hen, eczema).

5. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các phản ứng dị ứng do miễn dịch tuy hiếm, nhưng đôi khi rất nặng có thể gây chết người sau khi tiêm các chế phẩm có cobalamin.

Hiếm gặp, ADR <1/1000

Toàn thân: Phản vệ, sốt.

Ngoài da: Phản ứng dạng trứng cá, mày đay, ngứa, đỏ da.

6. Tác dụng phụ

Phản ứng phản vệ: ngứa, nổi mày đay, hồng ban, hoại tử , phù có thể dẫn đến nặng; sốc phản vệ hoặc phù Quincke.

– Có thể gây mụn trứng cá

– Gây đau ở nơi tiêm bắp

– Có thể làm cho nước tiếu màu đỏ ( do vitamin B12 được đào thải qua nước tiểu )

7. Liều lượng và cách dùng

7.1. Cách dùng:

Vitamin B12 có ở dạng nguyên chất để tiêm (tiêm bắp, dưới da sâu, nhưng không bao giờ tiêm tĩnh mạch) hoặc uống, hoặc ở dạng phối hợp với các vitamin khác và muối khoáng để uống hoặc tiêm.

Tuy thuốc uống có thể dùng để bổ sung cho chế độ ăn thiếu hàng ngày, nhưng tương đối ít có giá trị để điều trị bệnh thiếu yếu tố nội hoặc bị bệnh hồi tràng. Chế phẩm được chọn lọc để điều trị thiếu vitamin B12 là cyanocobalamin tiêm bắp hoặc dưới da sâu.

Liều vượt quá 100 microgam sẽ nhanh chóng bị loại khỏi huyết tương để vào nước tiểu và cho liều cao hơn không làm cho cơ thể dự trữ vitamin được nhiều hơn. Liều 1000 microgam có giá trị để thực hiện test Schilling.

7.2. Liều lượng:

Thiếu hụt vitamin B12 ở người lớn:

Liều thông thường tiêm bắp hoặc dưới da: 30 microgam/ngày trong 5 – 10 ngày. Sau khi đỡ, liều duy trì hàng tháng: tiêm bắp 100 – 200 microgam/1 lần. Khi cần, điều chỉnh liều để duy trì số lượng hồng cầu trên 4,5 triệu/mm3.

Thiếu hụt vitamin B12 ở trẻ em: Tổng liều thông thường tiêm bắp hoặc dưới da là 1 – 5 mg, cho tiêm 1 lần 100 microgam trong vòng 2 tuần hoặc hơn. Ðể duy trì, tiêm bắp hoặc dưới da ít nhất 60 microgam mỗi tháng.

Khi có thêm bệnh khác, đặc biệt nhiễm khuẩn, liều duy trì phải tăng lên. Các triệu chứng sớm về thần kinh có thể hoàn toàn hết nếu được điều trị sớm bằng vitamin B12; tuy nhiên đỡ ít nếu đi lại khó khăn đã trên 2 năm. Khi có tổn thương thần kinh, cyanocobalamin hoặc hydroxocobalamin có thể cho tới 1000 microgam, cách ngày 1 lần và kéo dài cho đến khi đỡ.

Ðiều trị duy trì: Trong thiếu máu ác tính hoặc cắt bỏ hoàn toàn dạ dày hoặc cắt bỏ rộng hồi tràng, tiêm bắp 100 – 200 microgam, mỗi tháng 1 lần. Việc bổ sung bằng đường tiêm phải duy trì suốt đời.

8. Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ phòng. , tránh ánh sáng

9. Tương kỵ

Có thể trộn vitamin B12 trong dung dịch với vitamin B1, vitamin B6 hoặc với fumarat sắt, acid ascorbic, acid folic, sulfat đồng, hoặc với fructose sắt và acid folic trong một số dạng thuốc tiêm.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *