Nhiệt miệng ở trẻ em là chứng bệnh rất thường gặp, để chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả cho bé mẹ có thể tham khảo những cách sau đây.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Theo Đông y, nhiệt miệng là do hỏa độc tức là do nhiệt độ bên ngoài quá cao ảnh hưởng đến thân nhiệt trẻ, dẫn đến lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô, lưỡi đỏ. Và nhiệt cơ tỳ vị tức là do trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng cộng với nhiệt độ của nước miếng nên gây viêm loét niêm mạc.

Còn theo y học hiện đại nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em là do các yếu tốsau

  • Do nhiễm trùng bởi virut herpes simplex hoặc nhiễm liên cầu khuẩn… Đặc biệt khi bị tổn thương vùng niêm mạc miệng
  • Do hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm vì dinh dưỡng kém, bệnh tật….
  • Do thiếu hụt vi chất: sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

Nhiệt miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em

– Trong niêm mạc miệng bé xuất hiện một vài đốm màu trắng, ban đầu có kích thước khoảng từ 1-2mm, lớn dần lên khoảng 8-10mm và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.

– Trẻ bị nhiệt miệng sẽ khó chịu, quấy khóc và lười ăn.

– Miệng chảy nhiều nước dãi.

– Nếu viêm nặng trẻ có thể bị sốt hoặc kèm nổi hạch ở cổ.

Cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em an toàn và hiệu quả

Dùng mật ong:

Các nghiên cứu cho biết trong mật ong có chứa tới 30% chất có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn và nấm. Vì thế mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc dùng bông tăm thấm mật ong rồi bôi trực tiếp vào phần miệng bị lở loét. Kiên trì sẽ cho hiệu quả.

Lưu ý không áp dụng cách này cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nước quả khế:

Mẹ dùng 3 quả khế tươi, rửa sạch, dùng máy xay nát, rồi cho nước vào đun sôi, khi nước sôi cho thêm chút đường phèn vào cho bé dễ uống. Đường tan, bắc xuống, để nguội rồi cho bé ngậm và nuốt từ từ nhiều lần trong ngày. Cách này giúp giảm đau rát và giải nhiệt cho bé rất hiệu quả.

Rau ngót:

Mẹ dùng lá rau ngót, rửa sạch rồi dùng máy xay nhuyễn, lọc lấy nước, sau đó cho thêm một chút mật ong vào đánh đều tay. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da miệng bị loét. Kiên trì bôi trong 3 ngày vết loét sẽ khỏi.

Cho bé uống nước cà chua ép: Để chữa nhiệt miệng mẹ có thể dùng cà chua ép lấy nước để cho bé uống trong vài ngày cũng có tác dụng tốt.

Nước cam hoặc chanh:

Họ nhà cam quýt chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng nên rất tốt cho bé bị nhiệt miệng. Vì thế mẹ có thể cho bé uống một ly nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày. Lưu ý không cho trẻ uống lúc đói.

Cho bé súc miệng bằng nước cùi dừa:

Mẹ dùng cùi dừa non, rửa sạch ép lấy nước cho bé súc miệng mỗi ngày. Kiên trì làm từ 3-4 ngày sẽ cho hiệu quả tốt.

Uống bột sắn dây:

Bột sắn dây có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Để giảm đau rát cho bé mẹ nên nấu hoặc pha bột sắn dây cho trẻ ăn.

Súc miệng bằng nước củ cải:

Mẹ dùng khoảng 300g củ cải, sau khi cạo vỏ, rửa sạch, mẹ cắt nhỏ rồi dùng máy xay nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt hòa thêm nước sôi để nguội, cho bé súc miệng 3 lần mỗi ngày. Kiên trì làm trong vòng 2 ngày sẽ cho hiệu quả.

Cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

– Khi trẻ bị nhiệt miệng các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống bổ sung vitamin C liều cao, vitamin B2 và vitamin A. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để uống đúng liều lượng quy định.

– Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước.

– Cha mẹ có thể dùng rau má, râu ngô để nấu cho bé uống thay nước hàng ngày.

– Khi trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng uống nước đá, ăn đồ lạnh như kem,…

– Sau bữa ăn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.

– Tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng như: cánh gà chiên, khoai tây chiên, ớt…tránh ăn thịt chó và các loại mắm. Tốt nhất nên ăn cá nước ngọt, thịt vịt, ngan, và ba ba…

Chú ý với một số trường hợp nặng kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, biếng ăn, gầy, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *