Trẻ vừa kêu đau bụng, bố mẹ lo lắng thường nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Tuy nhiên, một số triệu chứng đau bụng ở trẻ vốn không phải do bệnh tật. Bố mẹ tìm hiểu kỹ các triệu chứng sau thì sẽ không vội vàng đưa trẻ đến viện.

Trẻ lớn quá nhanh

Nếu trẻ lớn quá nhanh, cơ trơn đường ruột không đủ dinh dưỡng, và phát sinh co thắt. Triệu chứng là trẻ bị đau bụng từng cơn. Thông thường, cơn đau xảy ra trước khi ngủ và không vượt quá 10 phút. Trẻ cũng không định vị cụ thể được là đau ở vị trí nào.

Lúc này, bố mẹ hãy mát xa nhẹ nhàng vào bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ hoặc dùng khăn ấm đắp lên bụng trẻ, cơn đau bụng sẽ dần biến mất.

nguyen-nhan-dau-bung-o-tre-khong-phai-benh-ma-cha-me-van-lam-tuong-1

Thiếu canxi

Đây là triệu chứng đau bụng thiếu canxi. Thiếu canxi sẽ làm cho độ hưng phấn của cơ bắp thần kinh tăng cao, cơ trơn tường ruột bị kích thích nhẹ sẽ co mạnh và dẫn đến đau bụng. Những trẻ như thế này cần ăn nhiều trứng gà và nhiều thức ăn giàu canxi, cũng có thể cho trẻ uống viên bổ sung canxi và thường xuyên cho trẻ đi ra ngoài sưởi nắng.

Bụng bị lạnh

Thành bụng của trẻ khá mỏng, cơ trơn đường ruột bị kích thích do lạnh, gây co mạnh, dẫn đến đau bụng co thắt. Trường hợp này, có thể dùng khắn ấm đắp bụng, đồng thời mát xa nhẹ nhàng làm cho đường ruột thư giãn, tử đó ngăn chặn cơn đau.

nguyen-nhan-dau-bung-o-tre-khong-phai-benh-ma-cha-me-van-lam-tuong-2

Bị động hút thuốc

Đây là triệu chứng đau bụng do khói thuốc. Trong khói thuốc lá có hơn 10 loại chất độc hại. Các hàng rào chắn huyết não của trẻ và chức năng giải độc của gan thận chưa hoàn thiện, nicotin trong thuốc ở lại lâu trong cơ thể của trẻ. Từ đó dẫn đến rối loại chức năng đường ruột và gây đau bụng.

Trẻ quá hiếu động

Trường hợp này thuộc về đau bụng do vận động, đa phần xảy ra sau những hoạt động mạnh như chạy, nhảy thường xuyên… Chỉ cần vận động dừng lại, cơn đau bụng sẽ dần dần biến mất.

nguyen-nhan-dau-bung-o-tre-khong-phai-benh-ma-cha-me-van-lam-tuong-3

Tâm trạng quá căng thẳng

Đây là đau bụng dạng chức năng, thường xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi. Nếu có liên quan đến dị ứng thức ăn thì không cho trẻ ăn loại thức ăn này nữa. Bố mẹ cần tăng cường dinh dưỡng, tăng cường thể chất cho trẻ. Nếu có liên quan đến rối loạn  tâm lý, tâm trạng, bố mẹ nên nói chuyện, tâm sự nhiều với trẻ, giúp trẻ được thư giãn, thoải mái.

mecon.vn

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *