Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng biếng ăn ở trẻ, một trong số đó là do việc lạm dụng thuốc.

1. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể gây nên tình trạng rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột của trẻ

Nhiều bà mẹ thường xuyên lo lắng, thắc mắc không biết tại sao sau thời gian phải dùng kháng sinh. Trẻ bị biếng ăn, dần dần mắc chứng lười ăn lâu ngày. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ; khiến trẻ dễ mắc các bệnh tiêu hóa, suy dinh dưỡng, còi xương…

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế trong những năm gần đây, trung bình cứ 1000 trẻ bị ốm, sốt, viêm họng thì hơn 650 trẻ “được” các mẹ cho uống kháng sinh không cần suy nghĩ. Vậy kháng sinh có khiến trẻ biếng ăn? Câu trả lời là “Có”!

Bình thường, ruột chúng ta có một hệ vi sinh đường ruột, tập hợp vi khuẩn có lợi (khoảng 100 tỷ con); gồm nhiều loại khác nhau gọi là vi khuẩn chí. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá; hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại; kiềm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.

Sau một đợt mắc bệnh phải sử dụng kháng sinh do bị bội nhiễm nặng. Các hoạt chất trong thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời diệt luôn hệ lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ.

Do đó, thức ăn trẻ ăn vào sẽ không được hệ lợi khuẩn giúp tiêu hóa, hấp thu hết; gây nên tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lên cân, rối loạn tiêu hóa (phân rắn).

MỘT SỐ THUỐC GÂY BIẾNG ĂN Ở TRẺ MẸ CẦN BIẾT

Biếng ăn do sử dụng thuốc kháng sinh

Tình trạng biếng ăn này kéo dài đồng nghĩa “đội quân” vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa không được phát triển trở lại sẽ khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Có thể kể đến một số hậu quả đáng sợ như:

– Trẻ suy dinh dưỡng: Khi mắc bệnh này trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, thể trạng còi cọc, thấp bé so với các trẻ khác đồng trang lứa, không tăng cân. Biếng ăn cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ có thể bị chậm phát triển.  Các bệnh tật như da thô ráp, hay cảm lạnh, mắt khô, tóc khô và dễ gãy, da bị ngứa. Nhẹ hơn chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng; dễ mắc các bệnh mãn tính do thiếu khả năng miễn dịch.

– Chậm phát triển tư duy trí tuệ: Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể. Điều đó khiến cho trẻ hay mệt mỏi, cơ thể không đủ lực cho trí óc và tư duy. Vì vậy thường lơ là chuyện học tập và thành tích học tập xấu hơn những trẻ khỏe mạnh.

– Rối loạn tâm sinh lý và tính cách: Những trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi. Bé thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp và tính cách lập dị so với bạn bè. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.

2. Các loại vitamin và thuốc bổ

Nếu không sử dụng đúng, thuốc bổ còn có thể có các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn ói, tiêu chảy); biếng ăn (do mất thăng bằng chất dinh dưỡng); chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ… Một số khác sẽ bị chảy máu cam, khô họng, đau họng; thậm chí béo phì, tăng huyết áp… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Trẻ có chế độ ăn hợp lý sẽ có lượng vitamin cần thiết, không cần phải dùng thêm thuốc bổ. Thuốc bổ chỉ nên dùng trong trường hợp trẻ không thể ăn (mắc bệnh) hoặc không chịu ăn (biếng ăn).

Nếu sử dụng thuốc bổ, phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ uống thuốc bổ vào buổi sáng. Các viên Vitamin đơn lẻ có thể uống trước hay sau ăn đều được. Riêng các viên đa sinh tố (multivitamin) nên uống sau ăn thì sẽ ít khó chịu hơn. Thuốc bổ được điều chế theo hình dáng, mùi vị như kẹo nên cần để xa tầm với của trẻ. Đối với trẻ lớn, nên nói cho bé biết đó là thuốc, để tránh tự tiện dùng quá liều.

MỘT SỐ THUỐC GÂY BIẾNG ĂN Ở TRẺ MẸ CẦN BIẾT

3. Các loại men tiêu hóa/men vi sinh

Men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau do chính cơ thể tiết ra có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn, chủ yếu là chất bột, đường, đạm và chất béo. Men tiêu hóa được tiết từ các cơ quan khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa. Chỉ sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa này bị tổn thương; hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể.

Tuy nhiên thực tế nhiều bà mẹ thường sử dụng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn là sai lầm. Bởi vì việc sử dụng không hợp lý và lâu dài men tiêu hóa sẽ làm các tuyến tiêu hóa trong cơ thể bị ức chế; giảm chức năg bài tiết, giảm hoạt động sẽ dẫn đến teo; làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hóa. Khi không có men tiêu hóa trẻ sẽ không ăn.

4. Thuốc kích thích ăn

– Trong thành phần có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, D, E, PP, B1, B2, B6, Lysine… được quảng cáo cung cấp vi chất thiết yếu, tăng cường chuyển hóa, ăn ngon miệng, dùng trong các trường hợp chán ăn, suy dinh dưỡng… Tuy nhiên, phải uống đúng liều thì lúc đầu có hiệu lực chống chán ăn tạm thời. Khi dùng quá liều và/hoặc kéo dài sẽ gây thừa vitamin; trong đó có vitamin A, vitamin D… lại có tác dụng ngược gây chán ăn.

– Peritol là biệt dược của thuốc chứa hoạt chất Cyproheptadin, là thuốc chống dị ứng (nổi mề đay, ngứa, sổ mũi, co thắt phế quản, viêm kết mạc mắt…). Thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ cho nên một số người kém ăn, khó ngủ thường chuộng.

MỘT SỐ THUỐC GÂY BIẾNG ĂN Ở TRẺ MẸ CẦN BIẾT

Tuy nhiên, Cyproheptadin không được chỉ định dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì có tác dụng kháng tiết cholin gây khô miệng, táo bón, nhìn mờ, khó tiểu tiện, lại ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây tình trạng ngầy ngật trong thời gian dài.

Tác dụng ngược của thuốc kích thích ăn

Ngoài ra, tác dụng gây thèm ăn, tăng cân của thuốc này chỉ xuất hiện trong thời gian dùng thuốc, khi ngừng uống có thể bị tác dụng ngược: ăn mất ngon và sụt cân trở lại. Thuốc này cũng không được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú (vì thuốc ức chế sự tiết sữa, thèm ăn, ăn thêm nhiều nhưng lại mất sữa).

Sử dụng Peritol điều trị chứng chán ăn ở trẻ sẽ gây giữ nước, tạo béo giả. Không những thế, thuốc còn làm chậm sự hoàn thiện não, dùng lâu sẽ gây hại cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

– Thuốc corticoid là thuốc chống viêm glucocorticoid, gồm nhiều loại: dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa” hay thuốc “hột dưa”), prednison, prednisolon… Corticoid làm tiết nhiều dịch vị ở dạ dày, gây cảm giác đói, ăn ngon nhưng có thể làm loét dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *