Theo một nghiên cứu mới do Đại học Hoàng Gia Lon Don, trái với những gì người ta nghĩ trước đây, các tế bào T miễn dịch ở trẻ sơ sinh có thể có khả năng kích hoạt một phản ứng kháng viêm với vi khuẩn.

 Phát hiện trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine, mặc dù hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động rất khác với người lớn, nhưng vẫn có thể thực hiện bảo vệ miễn dịch mạnh mẽ.

 

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh mạnh hơn chúng ta tưởng

 Hệ thống miễn dịch của chúng ta được tạo thành từ nhiều loại tế bào miễn dịch khác nhau, bao gồm bạch cầu trung tính đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tiền tuyến chống lại nhiễm trùng và tế bào lympho: tế bào B sản xuất kháng thể và tế bào T nhắm mục tiêu kháng các tế bào bị nhiễm virus và vi khuẩn. Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa trưởng thành và không thể kháng lại các vi khuẩn gây viêm thường gặp như ở người lớn.

 Mặc dù trẻ sơ sinh cần phải tự bảo vệ mình khỏi các tác nhân gây bệnh ngay từ khi tiếp xúc với môi trường từ khi sinh ra, người ta nghĩ rằng các tế bào T của trẻ đã giúp ức chế và ngăn chặn tình trạng viêm ở một mức độ nào đó đối với trẻ đang phát triển. Đặc biệt nghiên cứu này đã mô tả các đặc tính của tế bào T, họ kiểm tra mẫu máu rất nhỏ của hai mươi tám trẻ sơ sinh từ rất sớm, trong khoảng vài tuần đầu tiên sau khi sinh.

 Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào T ở trẻ sơ sinh chủ yếu khác so với người lớn, không phải là chúng đang ức chế miễn dịch; mà trong cơ thể trẻ sản xuất một phân tử chống vi khuẩn mạnh được gọi là IL8 đã không được tìm thấy trước đây, được coi là thành phần chủ yếu của tế bào T, và kích hoạt bạch cầu trung tính để tấn công các loại vi khuẩn, virus ngoài cơ thể.

 Tiến sĩ Deena GibbonsDeena Gibbons, tác giả chính nghiên cứu, đang làm việc tại Phòng Nghiên cứu Miễn Dịch tại Đại học Hoàng Gia London, nói: “Chúng tôi thấy rằng cơ chế bảo vệ chống vi khuẩn của trẻ sơ sinh có điểm khác so với người lớn, nhưng vẫn có thể có hiệu quả trong việc tự bảo vệ trẻ. Cũng có thể là một cơ chế do cơ thể của bé bảo vệ bản thân có từ trong trong tử cung để kháng lại nhiễm trùng của người mẹ. Giai đoạn tiếp theo của công việc của chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về con đường dẫn đến các tế bào miễn dịch của trẻ sơ sinh rất khác so với người lớn”

 Hoạt động tế bào T này có thể trở thành một mục tiêu nghiên cứu phương pháp điều trị nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch để chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh trong tương lai, bởi vì đối với những trường hợp đặc biệt, nhiễm trùng là nguy cơ lớn gây bệnh tật và tử vong.

 Trẻ sinh non có nguy cơ nghiêm trọng phát triển các bệnh viêm như viêm ruột hoại tử (NEC), nếu viêm nặng có thể phá hủy các mô trong ruột. NEC là trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa khẩn cấp thường gặp nhất ở trẻ sinh non tháng, với tỷ lệ tử vong khoảng 15% đến 30% ở Anh.

thuocthang.vn

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *