Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh thường gặp nhiều hơn là ở người lớn, nhất là độ tuổi từ 2 – 15. Bệnh có diễn biến bất thường nên nếu phát hiện trễ thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn.

Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Dịch sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng ngừa cho trẻ trước khi bệnh bùng phát

Nhiều bậc phụ huynh chưa nắm được các triệu chứng sốt xuất huyết. Bởi trên thực tế, triệu chứng của sốt xuất huyết cũng tương đối giống với những bệnh truyền nhiễm gây sốt khác.

Khởi đầu, bệnh nhân thường bị sốt cao đột ngột, đôi khi có đau nhức mình mẩy hay đau họng nhưng thường thì không có ho, sổ mũi, ói hay tiêu chảy. Một số bé có thể ói sau ăn khi bị sốt cao. Khi uống thuốc hạ sốt thì bé bớt sốt, nhưng sau khi thuốc hết tác dụng thì bé lại sốt lại. Khoảng 80% trường hợp sốt xuất huyết diễn tiến lành tính.

Tuy nhiên, có khoảng 20% bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ trở nặng. Đối với những trường hợp trở nặng, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được cấp cứu thích hợp. Phụ huynh không nên tự tiện cho bé uống bất cứ thuốc nào, kể cả các kháng sinh là những thuốc dễ mua tự do ở các nhà thuốc tây trong những trường hợp sốt vì điều này càng làm cho bênh trở nên trầm trọng.

Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết thể nhẹ:

Dịch sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng ngừa cho trẻ trước khi bệnh bùng phát

– Sốt cao đột ngột trên 380C, kéo dài trong 2 – 7 ngày.

– Khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán.

– Đau mỏi cơ, khớp.

– Đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban.

– Không kèm theo ho, sổ mũi, tiêu chảy.

– Trẻ sơ sinh thường bỏ bú, quấy khóc…

– Các nốt ban (nốt xuất huyết) thường xuất hiện sau sốt 3 ngày, mọc ở cánh tay, cẳng chân; thân mình, nhỏ như vết muỗi đốt, hình tròn, không ngứa; và không hề biến mất khi căng da hay ấn tay vào da.

Lưu ý: Trẻ từ 4-5 tuổi, những ngày đầu sốt phát ban; nên dễ nhầm với sốt siêu vi hoặc sốt nhiễm trùng. Vì thế nếu trẻ sốt kéo dài liên tục trong ngày; thì cha mẹ nên gặp bác sĩ để xác định chính xác bệnh.

Sốt xuất huyết thể nặng:

Dịch sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng ngừa cho trẻ trước khi bệnh bùng phát

– Sốt cao đột ngột trên 380 C.

– Đau đầu dữ dội vùng trán, đau nhãn cầu.

– Xuất huyết ngoài da.

– Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng…

– Chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen..

Cách bảo vệ sức khỏe cho con và gia đình trước dịch sốt xuất huyết ở trẻ em

Để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, mỗi người cần biết tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình. Các biện pháp phòng bệnh có thể thông qua hành động thiết thực là thường xuyên diệt muỗi, diệt lăng quăng, giữ quang nơi sinh sống, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa; để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt, mắc màn cho trẻ khi ngủ và tránh đưa trẻ tới những nơi có nhiều muỗi, nguy cơ lây bệnh cao.

Dịch sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng ngừa cho trẻ trước khi bệnh bùng phát

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe nói chung của trẻ nhỏ, cần nắm những quy tắc đơn giản:

Các bác sĩ, khi điều trị bệnh cho trẻ, luôn chú trọng tăng cường sức đề kháng tự nhiên để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể của con chống đỡ lại các vi khuẩn gây bệnh. Các sản phẩm tăng đề kháng có nguồn gốc từ thiên nhiên như Beta-Glucan, MDP Immune và Bột mầm đậu xanh giàu kẽm & các vitamin có trong Cốm Truekidz tăng đề kháng luôn là lựa chọn hàng đầu được các bác sĩ khuyên dùng.

Cha mẹ nên lưu ý hướng dẫn trẻ biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm hàng ngày bằng sữa tắm phù hợp, rửa tay đúng cách bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Hãy cùng con thực hiện các hành động cơ bản và thiết yếu hàng ngày để cả nhà luôn vui khỏe.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *