Dị ứng thức ăn xảy ra ở cả người lớn; nhưng những biểu hiện và tình trạng bệnh dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Nhiều bậc phụ huynnh cho rằng, chỉ cần tránh những thực phẩm gây dị ứng cho con là được. Tuy nhiên, việc biết cách phòng ngừa và xử lý phản ứng khi bị dị ứng cho con cũng rất quan trọng. Hãy cùng Truekidz tìm hiểu triệu chứng cũng như cách phòng trách dị ứng thức ăn cho trẻ em!

Dị ứng thức ăn ở trẻ em

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể cho rằng một chất nào đó trong thực phẩm (thường là một protein) là có hại cho cơ thể và phản ứng lại. Trẻ em thường có khả năng bị dị ứng nhiều nhất với lạc (đậu phộng) và sữa bò. Nhưng ngoài ra cũng có rất nhiều thực phẩm khác có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ:

Những điều cha mẹ cần biết về dị ứng thức ăn ở trẻ em

– Trứng

– Cá

– Hải sản

– Ngũ cốc

– Lúa mỳ

– Đậu nành

Trường hợp trẻ em bị dị ứng với ngũ cốc; đặc biệt là lạc, cá và động vật có vỏ thường sẽ có biểu hiện và để lại hậu quả nặng nhất; với cơ địa dị ứng có thể sẽ kéo dài suốt đời. Trong số các loại dị ứng, dị ứng sữa bò ở trẻ nhỏ khiến các phụ huynh lo lắng nhất vì đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ.

Triệu chứng xảy ra khi trẻ bị dị ứng thức ăn

Trẻ nhỏ có thể sẽ phản ứng trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn thức ăn có vấn đề.

Các triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ nhẹ bao gồm:

– Nổi mề đay

– Phát ban

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

– Tiêu chảy

– Đau bụng

Những điều cha mẹ cần biết về dị ứng thức ăn ở trẻ em

Các triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ nghiêm trọng sẽ bao gồm những triệu chứng nêu trên, kèm theo đó là:

– Sưng môi, lưỡi, hoặc cổ họng

– Khó nuốt vì sưng cổ họng

– Khó thở hoặc khò khè

– Tụt huyết áp, gây chóng mặt và ngất xỉu

– Mất ý thức

– Tức ngực

Khi xảy ra tình trạng nguy hiểm nhất, cổ họng của bé sẽ sưng lên, cản trở việc hít thở hoặc nuốt. Nhịp tim tăng trong khi huyết áp giảm; khi đó bé sẽ cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tử vong cho trẻ.

Hãy sẵn sàng ứng biến khi con có biểu hiện dị ứng thức ăn ở trẻ

Nếu mẹ có nghi ngờ bé bị dị ứng thức ăn ở trẻ, nhưng không thấy có biểu hiện gì đặc biệt hoặc không có những biểu hiện như trên, mẹ hãy đưa con đến bác sỹ để được tư vấn và có thể làm một số xét nghiệm để kiểm tra chính xác xem bé có bị dị ứng hay không. Từ đó sẽ có cách điều trị.

Còn mẹ, hãy mua ngay một quyển sổ để làm nhật ký thức ăn của bé hàng ngày. Mẹ theo dõi cẩn thận, kỹ càng bữa nào bé ăn món gì và phân đi ngoài thế nào để phát hiện ra ngay những thực phẩm không phù hợp với con.

Nhờ quyển sổ này, nếu bé có bị dị ứng thức ăn, mẹ rà soát lại và dễ dàng tìm ra ngay thủ phạm.

Những điều cha mẹ cần biết về dị ứng thức ăn ở trẻ em

Phòng tránh cho con trước bệnh dị ứng thức ăn ở trẻ em

Khi chọn thực phẩm cho con, mẹ cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc các loại thức ăn mà người lớn trong gia đình có tiền sử bị dị ứng.

Theo bà Lynda Mitchell, phó chủ tịch Tổ chức Suyễn và Bệnh dị ứng của Mỹ, người đồng sáng lập nhóm Kids With Food Alergies thì một trong những điều “Quan trọng nhất bạn có thể làm để con được an toàn” là mẹ cần đọc kỹ các thành phần trên nhãn mác của thực phẩm đóng gói sẵn.

Tránh để xảy ra tình trạng dị ứng chéo

Giả sử, bé bị dị ứng sữa bò, mẹ không nên mua cho con ăn bánh bơ, phô mai có chiết xuất từ sữa bò. Có thể cho con ăn các sản phẩm từ sữa đậu nành. Vì độ dinh dưỡng của các loại sữa này cũng ngang ngang nhau. Nếu bé cũng bị dị ứng sữa đậu nành, mẹ có thể chọn thực phẩm có chất dinh dưỡng ngang sữa thay thế.

Mẹ cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho trẻ

Mặt bàn, nhà bế hay các đồ dùng, đặc biệt là bàn tay của trẻ cần được rửa sạch bằng xà bông và nước – chứ không phải chất tẩy rửa tay.

Khi cho bé ăn dặm, ban đầu chỉ cho bé tinh bột và chất xơ. Sau một thời gian mới nên thêm đậu, rồi mới đến các loại thịt bò, thịt lợn… Khi con được 1 tuổi trở lên, mẹ mới nên cho con ăn trứng, tôm, cua, cá, lươn…

Tránh cho bé dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp như thịt lợn xông khói; thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.

Để bé quen với một loại thức ăn mới, hãy cho bé ăn từ từ, từng chút một; theo dõi trong khoảng từ 4 – 5 ngày.  Trong quá trình cho con ăn, có dấu hiệu nghi ngờ gì; mẹ phải dừng món ăn đó lại ngay lập tức (kể cả loại thức ăn đó có bổ; nhiều chất thế nào đi chăng nữa).

Khi biết bé dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của bé. Cũng không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của bé trong các âu bát có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng. Nếu bé lớn đi mẫu giáo hoặc mẹ nhờ người trông hộ, hãy dặn người chăm sóc bé những thức ăn mà bé hay bị dị ứng.

Theo WebMD

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *