Thông thường, để trị cảm cúm cho trẻ nhanh nhất, ba mẹ thường nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ và hiệu thuốc. Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, khuyến cáo rằng thuốc điều trị ho và cảm lạnh không phải lúc nào cũng an toàn cho trẻ em dưới 2 tuổi và đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ dưới 6 tuổi. Cách tốt nhất là bạn hãy dạy con để con tự biết cách phòng tránh bệnh cúm.

Đã bao giờ bạn nhìn thấy con mình đang chơi mà quệt mũi với bàn tay lấm lem; sau đó lại tiếp tục chơi đùa chưa?

Trẻ em rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi khuẩn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể dạy cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi những thói quen tốt để trẻ tự biết cách bảo vệ mình khỏi những vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.

Bác sĩ Nhi Khoa Jerry Rubin của Denver; đồng tác giả của trang Naturally Healthy Kids cho rằng: “Hãy dạy dỗ con mình nhiều lần, giúp con quen với việc tự phòng bệnh cho bản thân. Đó là cách tốt nhất bạn nên làm.”

1. Rửa tay sạch sẽ

Giữ gìn tay chân luôn sạch sẽ là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa cảm lạnh và cúm.

Ba mẹ không thể luôn theo bên để rửa tay cho con mọi lúc được. Vì vậy, cách tốt nhất là hướng dẫn con vệ sinh tay đúng cách. Việc này không chỉ giúp giữ sạch đôi bàn tay; bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh mà còn là cách ba mẹ dạy con biết tự lập, lớn khôn.

truekidz-dich-sot-xuat-huyet-o-tre-em-va-cach-phong-ngua

Giúp con của bạn xoa xà phòng và nước ấm trong vòng 20 giây. Bác sĩ nhi khoa Jennifer Shu khuyên rằng, để giúp con mình biết được phải rửa tay trong bao lâu; hãy dạy con hát bài Happy Birthday hai lần. Sau đó, rửa tay thật sạch.

Ba mẹ nên nhắc nhở bé thường xuyên những thời điểm bé cần rửa tay dưới đây:

– Sau khi đi vệ sinh

– Sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi, có dịch tiết dính vào tay

– Trước khi ăn hoặc chạm vào thức ăn

– Sau khi chơi bên ngoài, chơi với đồ chơi, cát đất

– Sau khi chạm tay vào vật nuôi hay các động vật khác

– Trước và sau khi bé đi thăm người thân bị bệnh, đến nơi đông người

2. Sử dụng ly tách và đồ dùng sinh hoạt riêng

Trẻ em đi nhà trẻ thường dùng chung cốc uống và thức ăn của nhau. Điều này rất dễ lây nhiễm virus từ những trẻ bị cảm cúm cho những trẻ khỏe mạnh khác. Cha mẹ cần dạy con không nên chia sẻ thức ăn hoặc thức uống, ngay cả khi không có bạn nào bị ốm.

Trẻ em thường có thói quen và thích bắt chước những việc làm, hành vi của người lớn. Vì vậy, ba mẹ, ông bà, anh chị trong gia đình cần làm gương; sẽ để tạo thói quen tốt cho bé.

3. Ho vào khuỷu tay

truekidz-day-con-5-buoc-tu-phong-tranh-benh-cum

Dạy trẻ ho hoặc hắt hơi vào phía bên trong khuỷu tay.

Nếu không có khăn giấy hoặc không kịp lấy khăn giấy; đừng dạy con ho hay hắt xì vào bàn tay, mà hãy dùng tay áo. Tốt nhất là vùng khuỷu tay. Lý do của việc này là vì con bạn có rất ít cơ hội sờ vào vùng này. Các giọt dịch tiết hay vi khuẩn sẽ nằm ở đó mà ít có cơ hội đồng hành với bàn tay của trẻ để đi tìm “chân trời mới”. Đây là một thói quen rất tốt nên dạy cho các trẻ từ tuổi nhỏ.

4. Nghỉ ngơi hợp lý

Trẻ cần ngủ đủ: Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học (từ 5 đến 10 tuổi) thì cần cho trẻ ngủ đủ từ 10 đến 11 giờ mỗi đêm và nhiều hơn cho trẻ dưới 5 tuổi. Điều đó có thể giúp hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn và giúp trẻ hồi phục nhanh hơn do cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Khi con bạn bị cúm, có lẽ bé sẽ muốn ngủ nhiều hơn. Nếu bé chỉ bị cảm lạnh và có vẻ hoạt động vẫn như thường lệ, hãy yêu cầu bé nằm xuống và nghỉ ngơi một lúc.

“Giống như ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc giúp cơ thể con bạn luôn khỏe mạnh và chống lại vi khuẩn gây bệnh”, theo bác sĩ Nhi Khoa Shu.

5. Nếu con không khỏe, hãy cho con ở nhà

Giúp con của bạn hiểu rằng khi con bị bệnh, con cần phải ở nhà. Khi con đi chơi, đi ăn sinh nhật hay các hoạt động tập thể khác, con sẽ ốm nặng hơn và có thể lây lan vi trùng cho mọi người xung quanh.

Nếu con của bạn khỏe mạnh nhưng người bạn của con đang bị cảm cúm, hãy nhắc nhở con rửa tay thật sạch trước và sau buổi sinh hoạt, và yêu cầu bé đừng chạm vào tay bạn.

Theo Webmd

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *