Vẫn biết là cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu từ xưa tới nay luôn âm ỉ, chỉ cần một đốm lửa tàn cũng khiến bùng nổ lại. Nhất là khi sự đối lập trong cách chăm cháu, chăm con biếng ăn chậm lớn từ hai phía luôn không có điểm chung.

Tranh cãi vì con biếng ăn chậm lớn

Chuyện mâu thuẫn bắt đầu từ lúc con bước vào giai đoạn ăn dặm. Lúc này, quả thật cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu mới bùng nổ. Chị Hà (Đan Phượng – Hà Nội) là một người phụ nữ hiện đại, cấp tiến. Ngay từ khi mang bầu, chị đã đọc rất nhiều tài liệu sách báo, Internet về cách chăm con. Chị muốn con mình sinh ra được chăm sóc theo các phương pháp khoa học tiến bộ nhất. Bây giờ cạnh tranh rất nhiều, nếu chuẩn bị đầy đủ sớm cho con, con sẽ có được những bước khởi đầu tốt đẹp nhất.

Với suy nghĩ phải cho con ăn uống khoa học và quen với khuôn phép ngay từ đầu, cứ đến giờ chị lại cho con ngồi vào bàn để ăn. Thế nhưng, bà nội lại thường xuyên có quan điểm không cần thiết vào việc chăm cháu. Bà thích bế cháu đi ăn rong. Bà cho rằng như thế vừa vui vừa ăn được nhiều. Hôm nào chị cũng tan làm trong tình trạng mệt mỏi, về nhà vội vàng chuẩn bị bữa ăn cho con.

Thế nhưng, cu cậu lại chẳng chịu ăn, cứ nhè ra khiến chị tức phát khóc. Thấy chị quát con, bà nội lên tiếng chê trách chị không biết chăm con. Cơn uất ức bùng lên chị lại trách bà nuông chiều làm hư cháu. Mẹ chồng chị ấm ức cho rằng con dâu ỷ thế học cao xem thường lời khuyên của bà. Rốt cuộc vì bữa ăn của con mà chị và mẹ chồng không nhìn mặt nhau.

Liệu “cuộc chiến” chăm con biếng ăn chậm lớn của bà và mẹ có hồi kết?

“Cuộc chiến” chăm con biếng ăn chậm lớn có đi đến hồi kết?

Cứ ngỡ chuyện nuôi con, chăm cháu sẽ hoàn toàn đơn giản khi kết hợp kinh nghiệm của bà và kiến thức của mẹ. Thế nhưng cũng chính từ đây mà nhiều mâu thuẫn đã nảy sinh.

Quan điểm của mẹ

Chị Hà thường học hỏi kinh nghiệm chăm con biếng ăn chậm lớn kiểu Nhật, chị bổ sung thêm vào thực đơn của con nhiều thực phẩm từ thịt, cá, rau xanh. Cố gắng thu xếp công việc ở chỗ làm, chị về sớm chuẩn bị bữa ăn cho con. Chị làm theo sách hướng dẫn chế biến thêm nhiều món mới lạ cho con. Chị chia nhỏ bữa để con ăn được nhiều hơn. Nhưng đến bữa thằng bé vẫn chối đây đẩy, khóc lóc, rồi nôn ra. Cũng vì thế, chị thấy áp lực, stress trong việc nuôi con mà nhiều lần tức giận quát mắng, ép con ăn. Nghĩ rằng một mình thì khó lòng thay đổi được tình hình, chị đã giải thích cho mẹ chồng hiểu phương pháp mà mình đang áp dụng và mong bà cùng chị chăm cháu.

Quan điểm của bà

Cũng với lí do thương cháu nên bà thường xuyên giám sát rồi khuyên bảo con dâu bằng những kinh nghiệm mà mình có. Bà luôn cho rằng “Các chị bây giờ có học nhưng dốt lắm. Cứ bảo chúng tôi già bảo thủ nhưng kinh nghiệm người ta đúc kết bao đời. Chả lẽ trứng lại khôn hơn vịt”.

Bà kiên quyết không chịu hợp tác vì nghĩ rằng những kinh nghiệm dân gian. Muốn cháu hết biếng ăn chậm lớn, còi xương thì nấu cháo phải nấu bằng nước hầm xương. Thực đơn ăn uống cần bổ sung nhiều thịt và trứng. Cho cháu ăn thì phải nhẹ nhàng, không được ép. Bà còn thách chị một mình mà nuôi con béo khỏe. Mọi nỗ lực của chị xem như hoài phí. Con chị thì vẫn biếng ăn, gầy gò. Còn mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu ngày càng trầm trọng. Chị cứ luẩn quẩn mãi chẳng thể tìm ra cách giải quyết nào cho ổn thỏa mọi chuyện.

Liệu “cuộc chiến” chăm con biếng ăn chậm lớn của bà và mẹ có hồi kết?

Chuyên gia dinh dưỡng tháo gỡ “nút thắt” trong việc chăm con biếng ăn chậm lớn của bà và mẹ

Con cứ mãi biếng ăn, đêm khó ngủ, chẳng tăng cân. Chị Hà và bà nội vội đưa bé đến Viện Dinh Dưỡng để khám. Nghe kết luận con biếng ăn nên dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương và thiếu máu nỗi âu sầu lại càng tăng lên. Đến đây được nghe bác sĩ phân tích, dung hòa quan điểm chăm con biếng ăn chậm lớn của cả bà và mẹ.  Tuy con dâu đúng, nhưng cũng không thể phủ nhận kinh nghiệm của bà.

Cháu bé hoàn toàn không có vấn đề gì về bệnh lý. Bé biếng ăn chỉ là do yếu tố tiêu hóa, kém hấp thu và tâm lý sợ ăn. Vậy con biếng ăn thì phải làm thế nào? Lời khuyên của bác sĩ là cả bà và mẹ hãy cùng tạo ra không khí vui vẻ khi cho con ăn, với chế độ dinh dưỡng của mẹ thì cũng nên nghe theo quan điểm “không ép ăn” của bà, tuy nhiên bà chỉ nên cho cháu ăn hợp lý trong khoảng thời gian 30 – 40 phút mỗi bữa.

Bổ sung dưỡng chất cho con

Bên cạnh đó, mẹ hãy bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, các Vitamin,… giúp con ăn ngon hơn, để cùng lúc điều trị nhiều nguyên nhân biếng ăn. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ nhưng Truekidz Ăn Ngủ Ngon là sản phẩm ngoài cung cấp các Vitamin thiết yếu, còn có LysineLactium – hỗ trợ điều trị biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ. Khi trẻ được bổ sung đầy đủ vi chất sẽ giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, cải thiện chứng biếng ăn.

Đứa trẻ luôn là trung tâm thu hút sự chăm sóc của mọi thành viên trong gia đình. Bản thân người làm mẹ phải thật khéo léo và thông minh khi nuôi con.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *