Bệnh hen suyễn là tình trạng bệnh khi đường hô hấp bị viêm và kích ứng và tiết ra quá nhiều dịch nhầy; làm cho người bệnh khó thở do tắc nghẽn khí quản.

Bệnh suyễn là gì?

Hen phế quản còn gọi là bệnh hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma); là bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào. Tình trạng viêm mạn tính phối hợp với tính năng phản ứng của phế quản; dẫn tới những đợt tái phát thể hiện bằng thở rít, khó thở, tức ngực. Ho thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm. Những đợt tái phát thường phối hợp với tắc nghẽn đường hô hấp lan tỏa; thay đổi và có thể tự hồi phục hoặc do điều trị (GINA 2008)

Bệnh hen suyễn là bệnh gặp với tỷ lệ cao; trong số các bệnh lý đường hô hấp và có xu hướng ngày càng tăng ở hầu hết các nước. Bệnh chiếm tỷ lệ hàng đầu trong nguyên nhân vào viện; và nghỉ học ở trẻ em cũng như lý do nghỉ ốm ở người lớn.

Bệnh hen suyễn cùng truekidz tìm hiểu cách phòng chống

Các nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn chưa được biết thật rõ ràng; nhưng chắc chắn rằng cơ địa dị ứng là yếu tố tiền đề. Sự có mặt của dị nguyên làm cho cơ thể sản xuất nhiều IgE ở mức không bình thường; gây tình trạng tăng tính phản ứng của phế quản.

Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phát triển bệnh suyễn có thể chia làm 2 loại: yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh suyễn và yếu tố kích thích xuất hiện các triệu chứng suyễn; có yếu tố đóng cả 2 vai trò. Hiện nay thường chia các yếu tố này thành yếu tố cá thể và yếu tố môi trường.

Yếu tố cá thể

– Gen: cho đến nay, suyễn là bệnh được xác định có yêu tố gen nhưng cơ chế phức tạp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều gen tham gia và quá trình sinh bệnh học của suyễn, trong đó có 4 vùng chính: gen quyết định cơ địa dị ứng, gen quyết định tính tăng phản ứng đường hô hấp, gen liên quan đến các chất trung gian hóa học trong quá trình viêm và gen xác định tỷ lệ Th1/Th2 trong đáp ứng miễn dịch.

– Béo phì: ở người béo có tăng Leptin là chất trung gian hóa học tác động đến chức năng đường hô hấp và làm tăng nguy cơ phát triển thành hen suyễn.

– Giới: ở trẻ em dưới 14 tuổi. tỷ lệ nam mắc hen suyễn cao hơn nhiều nữ (gấp khoảng 2 lần). Khi trẻ lớn dần lên sự khác biệt về tỷ lệ ở nam và nữ ít dần; người trưởng thành tỷ lệ mắc suyễn ở nữ cao hơn nam. Nguyên nhân về sự khác biệt về tỷ lệ suyễn giữa 2 giới chưa được rõ ràng.

Yếu tố môi trường

– Dị nguyên: có rất nhiều dị nguyên là nguyên nhân gây ra các cơn hen suyễn kịch phát như dị nguyên trong nhà (bụi nhà, bọ nhà, lông súc vật nuôi, chất tiết từ con gián, nấm mốc), dị nguyên bên ngoài (phấn hoa, nấm, mốc)

– Nhiễm vi khuẩn, virus đường hô hấp trên, nhất là ở trẻ nhỏ nhiễm Respiratory synticial virus và Parainfluenza virus làm khởi phát cơn hen và làm bệnh hen nặng lên.

– Môi trường làm việc: hiện nay đã tìm thấy khoảng 300 chất trong môi trường làm việc kích thích gây cơn suyễn.

– Khói thuốc lá là yếu tố gây cơn suyễn thường gặp.

– Môi trường ô nhiễm làm tăng tần số xuất hiện cơn hen và tỷ lệ bệnh nhân

– Thức ăn: một số loại thức ăn (tôm, cua, cá, hải sản, thịt gà,…) gây tăng khả năng xuất hiện triệu chứng hen suyễn.

– Thuốc: vaccin, kháng sinh, aspirin,…

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hen suyễn

Tần suất và mức độ xuất hiện các triệu chứng hen suyễn khác nhau giữa các bệnh nhân và thay đổi tùy lúc trên cùng một bệnh nhân. Triệu chứng điển hình là các cơn ho, khó thở đột ngột, cảm giác bó nghẹt lồng ngực, thở có tiếng rít, nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân các triệu chứng không rõ rệt.

Các triệu chứng thường xuất hiện về ban đêm, làm bệnh nhân phải thức giấc hoặc thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết. Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khi tiếp xúc với một trong các yếu tố: lông súc vật, chất hóa học bay hơi, bọ nhà, phấn hoa, khói thuốc lá, thuốc (aspirin, thuốc chống viêm không steroid), vận động mạnh, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus đường hô hấp trên.

Khi có một trong các triệu chứng sau cần hướng tới bệnh hen suyễn:

– Thở rít (thở có tiếng rít), nhất là ở trẻ em.

– Ho nhiều về đêm, kéo dài.

– Hay có các cơn khó thở.

– Thỉnh thoảng có cảm giác bó nghẹt lồng ngực.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện đột ngột, hay tái phát và giảm đi khi dùng thuốc điều trị suyễn.

Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Biễn chứng của bệnh hen suyễn

Biến chứng cấp tính

Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang dễ dẫn tới tử vong do suy hô hấp cấp.

Tràn khí trung thất và tràn khí dưới da.

Suy tim cấp hoặc hội chứng tim – phổi cấp.

Xẹp phân thùy phổi do lấp tắc khu trú một đoạn phế quản.

Tử vong là hậu quả của các biến chứng trên

Biễn chứng mạn tính

Biến dạng lồng ngực: xương ức tụt xuống hoặc nhô lên (ở trẻ em), lồng ngực hình thùng (ở người lớn).

Suy hô hấp mạn tính.

Tâm – phế mạn.

Mục tiêu và nguyên tắc điều trị

Mục tiêu điều trị:

Điều trị kịp thời các cơn hen cấp và đợt hen cấp.

Dự phòng cơn hen để số cơn hen xảy ra ít nhất.

Duy trì chức năng hô hấp bình thường hoặc tối ưu.

Đảm bảo chất lượng cuộc sống: sinh hoạt bình thường về tinh thần và thể chất.

Dự phòng tắc nghẽn phổi không hồi phục và hạn chế tử vong.

Nguyên tắc điều trị:

Ưu tiên sử dụng các thuốc dạng hít để hạn chế tác dụng phụ của thuốc khi phải dùng lâu dài.

Giáo dục bệnh nhân hiểu biết về bệnh hen và điều quan trọng là phải hướng dẫn bệnh nhân cách hít thuốc cho đúng.

Kiểm soát môi trường để tránh các yếu tố kích thích, khời phát cơn hen.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *