Acid folic hay folate hoặc vitamin B9 là vitamin tan trong nước thuộc nhóm vitamin B. Các vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B6, giúp hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận, cần thiết cho quá trình trao đổi chất và duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Vitamin B9 có sẵn trong thực phẩm, còn axit folic là dạng tổng hợp của folate.

Vì sao Acid folic hay folate hoặc vitamin B9 lại cần thiết?

Acid folic hay folate hoặc vitamin B9 cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của con người. Nó giúp duy trì chức năng bình thường của thần kinh và não bộ, giúp giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu (nồng độ homocysteine cao được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ). Axit folic hay folate còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi, ruột già, cổ tử cung và làm chậm tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi tác.

Nhu cầu axit folic của phụ nữ mang thai cao hơn vì cơ thể cần có axit folic để hỗ trợ sự phát triển của nhau thai và thai nhi, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là dị tật ở não và cột sống. Do đó, phụ nữ mang thai và trong độ tuổi sinh sản nên chú ý nạp đủ lượng axit folic cần thiết.

Acid folic hay folate hoặc vitamin B9

Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin B9

Thiếu hụt Acid folic hay folate hoặc vitamin B9 thường dẫn đến dị tật bẩm sinh, nhẹ cân ở thai nhi; giảm cân, trầm cảm, mất trí nhớ và chứng loạn sản cổ tử cung ở người lớn.

Người nghiện rượu, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi có nguy cơ thiếu hụt Acid folic hay folate hoặc vitamin B9 cao.

Loại Acid folic hay folate và liều khuyên dùng cho người lớn

Liều vitamin B9 khuyến nghị là 400 mcg mỗi ngày đối với người lớn. Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B, bao gồm B12, B7, B1, B2 và B3.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên trao đổi với bác sĩ về liều vitamin B9 cần bổ sung mỗi ngày.

Nhu cầu Acid folic hay folate hoặc vitamin B9 của trẻ nhỏ

Liều Axit Folic khuyến nghị dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi là 65 mcg; trẻ 7-12 tháng tuổi là 80 mcg; trẻ 1-3 tuổi là 150 mcg; với trẻ 4-8 tuổi là 200 mcg; và trẻ 9-13 tuổi là 300 mcg mỗi ngày.

Cách bổ sung vitamin B9 từ thực phẩm

Thực phẩm giàu vitamin B9 gồm có: rau bina, rau xanh, đậu; sản phẩm tăng cường vitamin B9 như nước cam, bánh nướng, ngũ cốc;

Ngoài ra, măng tây, chuối, chanh, đậu lăng, men, nấm và các loại dưa cũng chứa hàm lượng folate cao.

Nguy cơ do tiêu thụ quá nhiều Acid folic hay folate hoặc vitamin B9

Tiêu thụ axit folic liều quá cao (trên 15,000 mcg) có thể gây các vấn đề về dạ dày; rối loạn giấc ngủ, dị ứng trên da và co giật.

Sử dụng sản phẩm bổ sung axit folic có thể khiến ta khó nhận biết dấu hiệu của chứng thiếu máu ác tính. Bệnh do thiếu vitamin B12 và có nguy cơ gây tử vong.

Một số thông tin khác

Khả năng hấp thụ Acid folic hay folate hoặc vitamin B9 dạng bổ sung sẽ giảm bớt khi bổ sung chung với thực phẩm.

Khả năng hấp thụ axit folic sẽ thấp hơn ở người nghiện rượu bia, người sử dụng thuốc kháng axit lượng lớn; người sử dụng thuốc kháng sinh và người sử dụng thuốc tránh thai đường uống.

Axit folic, khi bổ sung cùng với vitamin B12, có thể làm khiến ta khó nhận thấy dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin B12. Cẩn trọng khi bổ sung cả hai vitamin này cùng lúc.

Chia sẻ với:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *